Ngành Kiểm lâm đã kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến việc để mất rừng

09/05/2013 09:27

Thời gian qua, rừng bị xâm hại nhiều và đang là một thách thức không nhỏ đối với ngành chức năng, chính quyền địa phương, các “chủ rừng”... Xung quanh vấn đề này, phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Hà Công Tài, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh về các giải pháp hạn chế mất rừng trong thời gian tới...

ADQuảng cáo

Thời gian qua, rừng bị xâm hại nhiều và đang là một tháchthức không nhỏ đối với ngành chức năng, chính quyền địa phương, các “chủrừng”... Xung quanh vấn đề này, phóng viên (PV) Báo Đắk Nông đã có cuộc traođổi với ông Hà Công Tài, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh về các giải pháphạn chế mất rừng trong thời gian tới.

PV: Theo thống kê của ngành thì số diện tích rừng toàn tỉnh bị phá thờigian qua có giảm, nhưng tại sao ở một số địa phương vẫn tăng, thưa ông?

Ông Hà Công Tài: Trong 4 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã xảy ra 418 vụ viphạm lâm luật, trong đó có 246 vụ phá rừng, gây thiệt hại 105 ha rừng, giảm 18%so với năm 2012. Trong số 105 ha rừng bị mất được phát hiện, có 38 ha xảy ranăm 2012, còn lại 67 ha phá mới. Tính riêng diện tích rừng bị phá mới năm 2013thì đã giảm 50% so với cùng kỳ năm 2012.

Mặc dù số diện tíchrừng bị mất toàn tỉnh giảm đáng kể, nhưng mức độ vi phạm liên quan đến phá rừngở một số địa phương vẫn còn cao. Điển hình như ở huyện Đắk Song vẫn để mất 49ha rừng, Tuy Đức: 16,5 ha, huyện Krông Nô: 14 ha và thị xã Gia Nghĩa: 14 ha.Nguyên nhân là do công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng từ kiểm lâm, “chủrừng”, đến chính quyền các xã chưa tốt. Đáng chú ý, có không ít đơn vị, cá nhânđược giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng còn lơ là, buông lỏng quản lý...

PV: Rừng mất đã rõ, là người đứng đầu lực lượng kiểm lâm, ông thấy cần xửlý trách nhiệm như thế nào đối với những cá nhân, đơn vị, địa phương không hoànthành trách nhiệm quản lý rừng?

Ông Hà Công Tài: Trước tình hình phá rừng diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đãchỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, các huyện, thị xã kiểm điểmtrách nhiệm của những tập thể, cá nhân có liên quan. Đó là Sở Nông nghiệp vàPTNT kiểm điểm “chủ rừng”; chủ tịch UBND các huyện, thị xã kiểm điểm tráchnhiệm cấp phòng ban, cấp xã có liên quan; Chi cục Kiểm lâm tỉnh kiểm điểm cánhân, tập thể các hạt kiểm lâm, trạm kiểm lâm cơ sở…

Theo đó, căn cứ vàomức độ vi phạm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã ra quyết định kiểm điểm các Hạt Kiểmlâm huyện Tuy Đức, Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong, trong đó có cả cán bộ lãnhđạo những đơn vị này vì đã liên quan đến việc để mất rừng. Qua quá trình kiểmđiểm trách nhiệm từng cá nhân, tập thể các hạt kiểm lâm cho thấy, mặc dù cũngđã có những nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhưng thực tếvẫn còn không ít cán bộ kiểm lâm địa bàn ở các địa phương chưa làm tốt, nên đểmất rừng nhiều.

Về vấn đề này, Chi cụcKiểm lâm tỉnh đã đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song có hình thức kỷ luật khiểntrách đối với một số cán bộ kiểm lâm địa bàn chưa làm tròn trách nhiệm đượcgiao. Ở địa phương, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã làm việc với lãnh đạo cáchuyện để phân rõ nội dung, trách nhiệm xử lý tập thể, cá nhân những nơi để mấtrừng...

ADQuảng cáo

PV: Ngoài việc xử lý con người, vấn đề khắc phục những diện tích rừng đã mấtvà tìm giải pháp hạn chế nguy cơ xâm hại rừng sẽ được thực hiện ra sao?

Ông Hà Công Tài: Trong năm nay, ngành Kiểm lâm tỉnh sẽ tích cực khắc phụcnhững diện tích rừng đã bị xâm hại bằng cách lập hồ sơ giao lại cho “chủ rừng”trồng mới rừng, trên cơ sở giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng rừng mất đã đượclập biên bản xử lý, nhưng không thu hồi, quản lý được. Mặt khác, đối với nhữngdiện tích rừng hiện có, chúng tôi quyết tâm giữ cho được.

Để làm tốt công tácnày, hiện tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang phối hợp với các huyện, xã, cơ quanchức năng triển khai nhiều biện pháp mạnh, phấn đấu kéo giảm diện tích rừng bịphá trên toàn tỉnh năm nay xuống mức thấp và đến năm 2015, không còn xảy ratình trạng phá rừng, tranh chấp đất đai.

Cùng với các biện phápngăn chặn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng lên kế hoạch phối hợp với các địa phương,“chủ rừng” đẩy mạnh công tác trồng rừng, tập trung vào diện tích rừng đặc dụng,phòng hộ. Đáng chú ý, trong tổng số 125.000 ha đất lâm nghiệp bị xâm canh,trong đó có khoảng 28.000 ha rừng đã bị phá có thể phục hồi thì sẽ được quyhoạch bổ sung vào diện tích rừng phòng hộ, vùng đệm rừng đặc dụng.

Riêng 97.000 ha đấtrừng còn lại thì được ngành Nông nghiệp rà soát, bóc tách ra khỏi quy hoạch lâmnghiệp 75.000 ha, cấp lại cho dân; khoảng 22.000 ha đất trong quy hoạch sẽ đượctrồng mới 8.000 ha rừng (giai đoạn 2013-2015) và trồng thêm 14.000 ha rừng(giai đoạn 2016-2020).

PV: Ông có thể cho biết, bằng quyết tâm của toàn ngành, liệu trong năm naycó kéo giảm được diện tích rừng bị phá theo đúng chỉ tiêu tỉnh đề ra?

Ông Hà Công Tài: Theo nghị quyết của Tỉnh ủy cũng như chỉ đạo của UBND tỉnh,toàn tỉnh phấn đấu trong năm nay, số vụ và diện tích rừng bị phá sẽ giảm 50% sovới năm 2012. Trước nhiệm vụ này, lực lượng kiểm lâm đang cố gắng làm hết sứcmình. Tôi không dám khẳng định chắc chắn sẽ kéo giảm số vụ, diện tích phá rừngcả năm 2013 bằng con số cụ thể, nhưng toàn ngành cố gắng phấn đấu đạt được chỉtiêu của tỉnh đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn ông!

Công Tínhthực hiện

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành Kiểm lâm đã kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến việc để mất rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO