Tăng mức xử phạt cắt điện không thông báo

12/07/2010 10:23

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 68/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 74/2003 Quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực...

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 68/2010/NĐ-CP thay thế choNghị định 74/2003 Quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điệnlực.

Theo đó, điều khoản đáng chú ý nhấtlà việc tăng cường chế tài xử phạt đối với hành vi ngừng hoặc giảm cung cấpđiện mà không thông báo, hoặc không đúng nội dung đã thông báo. Tuy nhiên,trong bối cảnh thiếu điện như hiện nay, để thực hiện được chế tài này khôngphải là điều dễ dàng.       

Trên bảng thông báo của Khu tập thể665 Bộ Quốc phòng, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội, mọi thông báo của cụm dân cưđều được ghi rõ, kể cả thông báo cắt điện. Nhưng những nét phấn còn sót lại chothấy thông báo tổ chức ngày Quốc tế Thiếu nhi. Có nghĩa từ 1/6 đến nay, đợt caođiểm mất điện của Hà Nội không có thông báo cắt điện nào được ghi.

Ngay cạnh bảng thông báo, nhà bàThảo có tới 2 cái máy phát điện để dự phòng mất điện đột xuất. Bà Phạm ThịThảo, Tập thể 665 Trung Văn, Từ Liêm (Hà Nội) cho biết: “Đến 70% là không thôngbáo. Ví dụ tầm 9h tối, hoặc 9h sáng là mất, mất liên tục đến giờ nấu cơm cũngkhông có. Khi điện hỏi, thợ điện bảo là quá tải. Đấy là lý do của họ, nửa đêmcũng bảo là quá tải. Chúng tôi thấy lý do quá tải là không thỏa đáng…”.

Điều 11 của Nghị định 68 Quy định vềxử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực nêu rõ: Xử phạt đơn vị phânphối điện từ 3-5 triệu đồng nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúngnội dung đã thông báo, và phạt từ 4-5 triệu đồng đối với hành vi ngừng hoặcgiảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định. Mức phạt này tăng gấpkhoảng 10 lần so với quy định cũ.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Năng lượngViệt <_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam,chế tài này chỉ thực hiện được trong điều kiện ngành điện phải có một hệ thốngđiện hoàn chỉnh, tất cả các thiết bị trên đường dây đều đạt chuẩn. Và điều quantrọng nhất là ngành điện phải nắm được phụ tải một cách vững chắc, kể cả dựphòng cho việc tăng tải.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệphội Năng lượng Việt Nam: “Ví dụ như việc quá tải, quá tải của 1 phố, 1 đườngdây… thì máy cắt tự nhảy, máy cắt tự nhảy thì ngành điện không thể báo trướcđược những sự cố xảy ra. Hoặc sự cố trên đường dây truyền tải, đường dây 110,120, 500… trong trường hợp đó thì chúng ta không thể xử phạt được ai cả”.

Một ví dụ là, năm nay ngành điện dựbáo phụ tải chỉ tăng 18-19%, nhưng thực tế là mức tăng phụ tải tới 25%. Việckhông lường được mức tăng phụ tải càng làm gia tăng tình trạng cắt điện khôngthông báo.

Cũng theo ông Trần Viết Ngãi: Cũngđã từng có rất nhiều luật, có những luật ra lâu rồi, ví dụ như công tác tiếtkiệm điện năng, năng lượng… nói rất nhiều rồi nhưng có làm được bao nhiêu, hầunhư là không làm được. Cho nên nghị định này ra đời, để đi vào cuộc sống thậttốt, cần rất nhiều thời gian, có thể là 1 năm, có thể là nhiều năm.

Tuy nhiên, nghị định 68 được xem làbước khởi đầu để tạo nên thế cân bằng giữa bên mua là người dân và bên bán làđiện lực. Người dân có công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình và có căn cứ đểkhiếu kiện ngành điện trong trường hợp quyền lợi bị xâm phạm. Nghị định 68chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2010.    

Q.S (Theo VTV)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng mức xử phạt cắt điện không thông báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO