Làm rõ thêm vị thế, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng trong lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược

01/09/2011 08:56

Tại Hội thảo ấn phẩm lịch sử “Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912-1936)” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức vào đầu tháng 8-2011, hầu hết các tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã khẳng định, cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng có một vị thế, ý nghĩa rất to lớn trong lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của các dân tộc Tây Nguyên trước năm 1945...

ADQuảng cáo

Tại Hội thảo ấn phẩm lịch sử “Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng(1912-1936)” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức vào đầu tháng 8-2011, hầu hếtcác tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã khẳng định, cuộc khởinghĩa N’Trang Lơng có một vị thế, ý nghĩa rất to lớn trong lịch sử đấu tranhchống thực dân Pháp xâm lược của các dân tộc Tây Nguyên trước năm 1945.

“Hùm xám” Tây Nguyên!

Trong tham luận của mình, Tiến sĩ Bùi VănĐạo, Viện trưởng Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên (Viện Khoa học xã hộiViệt Nam) đã cho rằng, khởi nghĩa do N’Trang Lơng lãnh đạo giống như khởi nghĩaYên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Vì vậy, vai trò của thủ lĩnh N’Trang Lơng ởTây Nguyên cần được đánh giá giống như vai trò của anh hùng dân tộc Hoàng HoaThám ở miền núi trung du phía Bắc. Bởi vì, về quy mô có thể khác nhau, nhưng vềtính chất và vai trò đối với lịch sử Việt Nam thì phong trào khởi nghĩa N’TrangLơng kéo dài 24 năm (1912-1936) ở Tây Nguyên có nhiều điểm tương đồng với phongtrào khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám cũng kéo dài 29 năm (1884-1913).Cũng như thế, với thực dân Pháp, nếu Hoàng Hoa Thám là “hùm xám” núi rừng YênThế thì N’Trang Lơng có thể được xem là “hùm xám” Tây Nguyên. Phong tràoN’Trang Lơng là một trong những phong trào đánh Pháp diễn ra trước khi có ĐảngCộng sản Việt Nam.Nó phản ánh tinh thần yêu quê hương, đất nước và tinh thần đấu tranh bất khuấtchống giặc ngoại xâm, là phẩm chất xuyên suốt của con người các dân tộc ViệtNam trong lịch sử, bất kể ở đồng bằng hay miền núi, ở dân tộc Kinh hay các dântộc thiểu số. Điều này cũng lý giải vì sao khi có Đảng ra đời, với lý tưởng độclập dân tộc đã ngay lập tức thu hút được sự ủng hộ, tham gia đông đảo và đếncùng của mọi tầng lớp nhân dân ở cả đồng bằng lẫn miền núi, trong đó có đồngbào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

ADQuảng cáo

Mốc son sáng ngời !

PGS-TS Nguyễn Đình Lê, Trường Đại họcKHXH&NV Hà Nội cũng khẳng định, cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng là cuộc khởinghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử đấu tranh chống thực dânPháp xâm lược tại Tây Nguyên. Vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm vóc của cuộc khởinghĩa N’Trang Lơng rất rộng lớn, không chỉ trong nước mà còn đối với quốc tế.Cuộc khởi nghĩa đã xây dựng được một mặt trận đoàn kết chiến đấu chung giữacộng đồng người M’nông và người S’tiêng; lôi cuốn cả một bộ phận người Mạ ởtrung lưu sông Đồng Nai và một bộ phận người Campuchia. Đối diện với quân xâmlược nhà nghề, nắm trong tay nhiều vũ khí hiện đại, nhưng N’Trang Lơng và độiquân của mình vẫn bám chắc vào rừng núi, tìm mọi cách xây dựng và phát triểnlực lượng trong suốt 1/4 thế kỷ, để rồi luôn tấn công quân xâm lược với tinhthần chủ động, tích cực, táo bạo, mưu trí. Mặc dù là một phong trào đấu tranhtự phát của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, chưa có sự lãnh đạo của Đảng,nhưng nghĩa quân vẫn phát huy tinh thần đấu tranh kiên cường. Đối diện với mộtphong trào đấu tranh to lớn và rầm rộ như vậy, nền cai trị của thực dân Pháptại đây nhiều lần bị đặt trong tình trạng nguy hiểm, thậm chí có lúc bị đánh đổnhư năm 1914-1915. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng kết thúc, núi rừngTây Nguyên lại ào ào sôi động với phong trào Nước Xu (1935-1939), rồi từ từchuyển mình theo con đường đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo. Điều đó cho thấy, trong công cuộc thực dân của mình, người Pháp chưa baogiờ bình định được hoàn toàn khu vực Tây Nguyên cũng như dập tắt được sức sốngmãnh liệt, tinh thần đấu tranh cho độc lập, tự do của đồng bào các dân tộc nơiđây. Với tất cả ý nghĩa đó, thủ lĩnh N’Trang Lơng không những là vị anh hùngđối với người dân Tây Nguyên mà còn là vị anh hùng dân tộc, sánh vai cùng vớicác anh hùng Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… Cuộc khởi nghĩa do N’Trang Lơnglãnh đạo là một mốc son sáng ngời trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhândân Việt Namnói chung.

Ngọn cờ đầu chống Pháp !

Trong phần kết luận, bản thảo ấn phẩm“Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng (1912-1936)” cũng nhấn mạnh: phong tràoN’Trang Lơng đóng vai trò là ngọn cờ đầu chống thực dân Pháp, tiêu biểu chotruyền thống bất khuất chống xâm lược của các dân tộc miền sơn cước Nam ĐôngDương. Hơn 25 năm đấu tranh kiên cường, cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng đã ghinhững chiến công oanh liệt, buộc địch phải rút khỏi cao nguyên trong một thờigian dài (1915-1928). Cho đến nay, gần 100 năm kể từ khi phong trào N’TrangLơng kết thúc, nhưng thời gian không hề làm giảm ý nghĩa thực tiễn của cuộc đấutranh đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của phong tràoN’Trang Lơng đã được đồng bào M’nông cũng như đồng bào các dân tộc ở TrườngSơn-Tây Nguyên phát huy mạnh mẽ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Phápvà đế quốc Mỹ xâm lược. Từ sau 1975, ngọn lửa chiến đấu của truyền thốngN’Trang Lơng vẫn không ngừng rực cháy trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệTổ quốc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bất khuất, kiên cường.

Đặc biệt, để phát huy truyền thống lịchsử của anh hùng N’Trang Lơng, giáo dục truyền thống chống ngoại xâm cho các thếhệ trẻ hôm nay và mai sau cũng như nêu cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, BanThường vụ Tỉnh ủy cũng đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 22-8-2011 vềviệc xây dựng “Tượng đài Anh hùng N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên” tạithị xã Gia Nghĩa. Điều đó một lần nữa đã khẳng định, phong trào khởi nghĩaN’Trang Lơng là biểu tượng anh hùng cao đẹp, niềm tự hào của các dân tộc TâyNguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tường Mạnh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm rõ thêm vị thế, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng trong lịch sử đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO