Kinh tế trang trại: Tiềm năng và giải pháp phát triển

15/09/2010 10:08

Huyện Đắk Glong với lợi thế về vị trí địa lí, tiềm năng đất đai, khí hậu phù hợp để phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đến nay, việc phát triển loại hình kinh tế này trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhỏ lẻ...

HuyệnĐắk Glong với lợi thế về vị trí địa lí, tiềm năng đất đai, khí hậu phù hợp đểphát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đến nay, việc phát triển loại hìnhkinh tế này trên địa bàn huyện vẫn còn rất nhỏ lẻ, mang tính chất sản xuất nônghộ, sản phẩm làm ra chưa gắn với thị trường tiêu thụ…

Theo thống kê, đến nay, toàn huyện có 10trang trại, trong đó, có 3 trang trại lâm nghiệp, 2 trang trại trồng cây ăntrái và 4 trang trại trồng trọt, chăn nuôi; bình quân mỗi trang trại sử dụng từ10-15 ha đất. Phần lớn các trang trại ở Đắk Glong đều do nông dân tự khaihoang, trồng cây, chăn nuôi theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, dần dần tíchlũy vốn mở rộng sản xuất và sử dụng nguồn lao động gia đình là chính. Vốn tựđầu tư ở trang trại chiếm 70%, hầu hết các chủ trang trại đều được tiếp cận vớinguồn vốn ngân hàng và các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước… Do vậy, việcđầu tư, phát triển của các trang trại này cũng khá thuận lợi nên nhiều hộ đã cóthu nhập khá cao, đạt từ 100-250 triệu đồng/ha/năm.


Vườn cam của bà Nguyễn Thị Hồng ở thôn 6, xã Quảng Khê

Một số trang trại sản xuất kinh doanh vớiquy mô lớn như: hộ ông Nguyễn Văn Thiềm ở thôn 2, xã Quảng Sơn với trang trạilâm nghiệp trồng keo lai, xoan kết hợp với trồng cây công nghiệp có giá trịtrên 2,5 tỉ đồng. Còn bà Hoàng Thị Thục Giang ở xã Quảng Sơn cũng phát triểntrang trại lâm nghiệp, nhưng nhờ biết áp dụng mô hình “đa cây, đa con” nêntrong quá trình nuôi dưỡng rừng, gia đình bà luôn có nguồn thu nhập ổn định.Theo bà Giang thì với lợi thế đất đai ở địa phương phù hợp với nhiều loại câytrồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, vì vậy việc mở rộng quy mô sản xuất theohướng trang trại là rất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đó cũngđược bà Nguyễn Thị Hồng ở thôn 8, xã Quảng Khê xác nhận khi gia đình bà mạnhdạn trồng trên 2 ha cam sành và quýt đường. Bà Hồng cho biết: “Do trước đâychưa am hiểu nhiều về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên tôi chủ yếu làtrồng thật nhiều giống cây để lựa chọn xem loại cây nào phù hợp, mang lại hiệuquả hơn thì tập trung mở rộng diện tích. Đến nay, tôi đã nhận thấy việc trồngcây cam, cây quýt là tỏ ra thích hợp với vùng đất này và mang lại thu nhập cũngkhá cao”. Sau 3 năm trồng loại cây “đặc sản” này, gia đình bà Hồng đã thu vềlãi trên 450 triệu đồng/năm.

Tuy kinh tế trang trại ở huyện Đắk Glongcó bước phát triển ban đầu, nhưng cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh,các trang trại ở đây vẫn mang tính chất tự phát, chưa có quy hoạch bài bản.Năng lực tài chính của các chủ trang trại còn yếu kém và việc tiếp cận cácnguồn vốn vay chưa nhiều. Năng lực quản lí kinh tế, trình độ và khả năng tiếpthu khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường còn hạn chế và chưa thật sự nhạybén. Cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện, nước, phương tiện máy móc… chưa đượcđầu tư đúng mức. Việc sản xuất chưa sắn với thị trường, đầu ra sản phẩm do chủtrang trại tự lo là chính. Tình trạng nhiều nông hộ, chủ trang trại chưa đượccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ yếu là đất tự khai hoang, lấn chiếmnên rất khó cho công tác quản lý của các cấp, ngành. Bên cạnh đó, nhiều diệntích đất đã được cấp “sổ đỏ” để làm kinh tế trang trại, nhưng chủ hộ vẫn chưađầu tư hoặc sử dụng sai mục đích, gây nên tình trạng chiếm dụng đất…

Để kinh tế trang trại phát triển bềnvững, các cấp, ngành chuyên trách của huyện cần kịp thời tháo gỡ những khókhăn, tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các chủ trang trại có thể tiếp cậnnguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các chủ trang trại mởrộng sản xuất. Đồng thời, cũng cần tránh tình trạng làm theo kiểu phong trào,hình thức, kém hiệu quả. Việc thành lập các hợp tác xã nông nghiệp làm cầu nốigiữa các trang trại với các thành phần kinh tế, kỹ thuật để cung ứng giống, vậttư và hỗ trợ trang trại trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… làmột mô hình mới, phát huy tính liên kết trong tổ chức sản xuất ở nông thôn. Vìvậy, các nhà quản lý cũng như các chủ trang trại cần quan tâm chú trọng.

Bài, ảnh: Kim Ngân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế trang trại: Tiềm năng và giải pháp phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO