Giải trí

Soạn bài và văn mẫu Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái) | Văn mẫu lớp 9

Trung Kiên24/07/2024 14:34

Bài văn mẫu lớp 9: Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn ngữ văn 9

ADQuảng cáo

1. Tìm hiểu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Nhóm tác giả Ngô Gia văn phái)

Tác giả Ngô Gia văn phái

– Ngô gia văn phái là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, xuất thân từ làng Tả Thanh Oai thuộc huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội).

– Ngô gia văn phái do được khởi xướng bởi Ngô Chi Thất (1635 – 1713, đời thứ 29) và Ngô Trân (1671 – 1761, đời thứ 31). Ban đầu văn phái chỉ gồm các tác giả là Ngô Chi Thất, Ngô Trân, Ngô Thì Ức, Ngô Thì Điển. Về sau, văn phái này được bổ sung thêm đến đời thứ 37, với tác giả cuối cùng là Ngô Giáp Đậu.

– Ngô gia văn phái có tổng cộng 20 tác giả, duy trì trong 9 thế hệ của dòng họ Ngô Thì (hay còn gọi là Ngô Thời).

– Trong đó có 2 tác giả chính là: Ngô Thì Chí (1753 – 1788) – làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) – làm quan triều Nguyễn.

– Ngô gia văn phái là nhóm những nhà Nho mang đậm tư tưởng trung quân, ái quốc. Minh chứng rõ ràng cho điều này là Ngô Thì Chí đã từng chạy theo vua Lê Chiêu Thống trong thời gian lần thứ hai Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc nhằm tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Ngoài ra, Ngô Thì Chí cũng chính là người dâng “Trung hưng sách” để lập kế khôi phục nhà Lê. Đồng thời ông cũng được vua Chiêu Thống cử đi chiêu tập binh sĩ nhằm chống lại đội quân Tây Sơn. Tuy nhiên, trên đường đi, ông không may bị bệnh và mất tại Bắc Ninh.

– Ngô gia văn phái được đánh giá là những cây bút trung thực mang tư tưởng tiến bộ. Những tác phẩm của văn phái này phản ánh chân thực, sinh động những sự kiện đã diễn ra trong khoảng 30 năm (từ cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX).

– Các tác phẩm của Ngô gia văn phái phản ánh được rất nhiều mặt trong thời kỳ lịch sử như: đời sống xã hội, chính trị, văn hóa qua các triều đại: Hậu Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn. Tuy nhiên, do tập hợp nhiều tác giả khác nhau về quan điểm xã hội và nhân sinh nên các tác phẩm của văn phải thường có nội dung không đồng đều và thống nhất.

Hoàn cảnh sáng tác

- Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi.

- Đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết này.

Bố cục: 3 phần

– Phần 1: Từ đầu đến “…ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân 1788”: Khi nghe tin Quân Thanh đã đóng chiếm thành Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế rồi thân chinh cầm quân dẹp giặc.

– Phần 2: Từ đoạn “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “….vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”: Kể về cuộc hành quân thần tốc cùng chiến thắng lừng lẫy mà nghĩa quân Tây Sơn đã dành được.

– Phần 3: Từ đoạn “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê” đến “… lấy làm xấu hổ”: Nói đến sự thất bại của quân Thanh, tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Giá trị nội dung

Các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Giá trị nghệ thuật

Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng.

Khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ một cách rõ nét, mang đậm màu sắc sử thi.

Kể lại các sự kiện một cách rành mạch, chân thực, khách quan, kết hợp yếu tố miêu tả với biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập.

Miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân một cách cụ thể.

2. Dàn ý chung phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái)

A. Mở bài

Giới thiệu về nhóm tác giả Ngô gia văn phái và tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí".

- Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì. Tác phẩm do Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du viết, trừ ba hồi cuối chưa rõ tác giả.

- Hoàng lê nhất thống chí: là một tác phẩm văn xuôi ghi chép bằng chữ Hán lớn nhất trong văn học Việt Nam trung đại, có tính chất của tiểu thuyết chương hồi, nói về thời kì cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn.

- Văn bản trong sgk là hồi thứ 14 của tác phẩm.

B. Thân bài

1. Phân tích về hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung

a. Phân tích ông là một người hành động mạnh mẽ, quyết đoán

- Nghe tin giặc chiếm Thăng Long mà không hề nao núng, đích thân cầm quân đi ngay

- Trong vòng hơn tháng, làm được rất nhiều việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi và thân chinh cầm quân ra Bắc

b. Phân tích ông là một người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén

- Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch và ta.

+ Quang Trung đã vạch rõ âm mưu và tội ác của kẻ thù xâm lược đối với nước ta: “mấy phen cướp bọc nước ta, giết dân ta, vơ vét của cải”...

+ Khích lệ tinh thần tướng sĩ dưới trướng bằng những tấm gương dũng cảm.

+ Dự kiến được một số người Phù Lê có thể thay lòng đổi dạ nên có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc.

- Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trong xét đoán bề tôi:

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp ta thấy Quang Trung nhận định tình hình sáng suốt để đưa ra lời ngợi khen cho Sở và Lân.

+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao sự “đa mưu túc trí”.

⇒ Dùng người sáng suốt.

c. Phân tích ông là một người có tầm nhìn xa trông rộng và tài thao lược hơn người

- Tầm nhìn xa trông rộng:

+ Mới khởi binh nhưng đã khẳng định “phương lược tiến đánh đã tính sẵn”.

+ Đang ngồi trên lưng ngựa mà đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới ta hòa bình.

- Tài thao lược hơn người thể hiện ở cuộc hành quân thần tốc mà đội quân vẫn chỉnh tề.

2. Phân tích về sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh

Hình ảnh Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long mà không đề phòng gì. ⇒ Tướng bất tài.

Khi quân Tây Sơn đánh vào, “tướng sợ mất mật”, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp...chuồn trước qua cầu phao”.

Quân sĩ xâm lược lúc lâm trận thì sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết....

⇒ Kể xen lẫn tả thực cụ thể, sống động, ngòi bút miêu tả khách quan.

3. Phân tích về số phận thảm bại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân

Khi có biến, Lê Chiêu Thống vội vã “chạy bán sống bán chết”, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn, may có người thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Đổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.

Sang Trung Quốc, vua phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi gắm xương tàn nơi đất khách.

⇒ Số phận tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân.

C. Kết bài

Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của tiểu thuyết chương hồi: Cách kể chuyện chân thực, sinh động, khắc họa nhân vật rõ nét...

Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về hình tượng Nguyễn Huệ, chân dung kẻ thù và vua quan Lê Chiêu Thống, từ đó đưa ra bài học nhận thức, hành động.

3. Viết đoạn văn phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

Viết đoạn văn phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.

Nói đến vua Quang Trung, trước hết nói đến một anh hùng với tính cách mạnh mẽ quyết đoán mỗi lần ông hành động. Nghe tin giặc đã kéo đến tận Thăng Long ông đã rất tức giận, đã họp các tướng sĩ, "định thân chinh cầm quân đi ngay". Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: "Tế cáo trời đất", "lên ngôi hoàng đế", "đốc suất đại binh'' ra Bắc, gặp gỡ "người cống sĩ ở huyện La Sơn", tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Là con người hành động liên tục, không ngừng làm việc, có tính cách xông xáo, mọi quyết định đều nhanh gọn và rất dứt khoát, xứng đáng là vị chủ tướng trên vạn quân.

Vua Quang Trung còn nổi tiếng là con người có trí tuệ sáng suốt, rất nhạy bén trong mọi trường hợp. Ông có một tầm nhìn xa trông rộng, mưu cao trí lược, hơn nữa cái nhìn khái quát ấy còn giúp ông định hình về tình thế và về thời cuộc ông lên ngôi với mục đích có thể " để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người". Vì vậy, ông đưa ra mọi quyết định đều cân nhắc trước hết, làm thế nào để yên bề tình hình, giúp cho mục đích cuối cùng. Ông phân tích tình hình quân địch, nhận định được thế lực hai bên để phán đoán trong từng bước đi của mình. Ông đưa vào trong bài hịch những tội ác của giặc, chúng đã gây nên tội ác với nhân dân ta, phá huỷ nhiều nếp nhà, khiến cho quân sĩ được khích lệ tinh thần, đồng thời ông cũng nhắc đến nhiều tên tuổi anh hùng bảo vệ dân tộc như: Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng…Ông dùng những lời lẽ mềm mỏng để thuyết phục những kẻ "mềm lòng" dễ thay lòng đổi dạ, lạt mềm buộc chặt, nhưng vẫn không mất cái uy. Quang Trung hiểu rõ sở trường và sở đoản các tướng lĩnh dưới trướng mình bởi vậy ông vẫn trách mắng để họ nhận ra khuyết điểm đồng thời tha cho họ. Việc làm của ông là hành động sáng suốt, giúp thu phục nhân tâm, ai nấy đều phải tâm phục, khẩu phục.

Với Quang Trung, tư tưởng quyết chiến, quyết thắng, tầm nhìn xa, trông rộng rất quan trọng. Ông đã kiên quyết khẳng định chỉ trong vòng mười ngày có thể lấy lại kinh thành Thăng Long, nói được làm được, đây chính là một trong những trận chiến anh hùng nhất trong suốt những năm tháng chống quân xâm lăng của dân tộc ta. Ông đã mềm mỏng dùng ngoại giao để giữ hoà bình và cuộc sống cho nhân dân. Trên chiến trường, ông tổ chức trận đánh hết sức linh hoạt, sáng tạo, với nhiều kế binh hiểm hóc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều cánh quân, cách đánh luôn giữ thế chủ động, lúc cần thì phòng thủ, luôn lợi dụng được điểm yếu của quân địch khiến kẻ địch không kịp trở tay. Tài dùng trận thì khỏi bàn cãi: trận Hà Hồi, trống rong cờ mở bắc loa đàn áp tinh thần quân giặc, trận Ngọc Hồi bện rơm tránh lửa, dùng kế gậy ông đập lưng ông, đồng thời đánh chặn chốt giặc khiến chúng hồn xiêu phách lạc.

Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: Lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Viết một đoạn văn phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí - Mẫu 1

Chiến tranh đã khép lại nhưng trong sử sách nước nhà vẫn còn tô đậm dấu ấn của trận Ngọc Hồi - Đống Đa với chiến thắng thần tốc, vang dội đất trời đã khiến chúng ta nhớ đến một vị vua tài ba, anh dũng đó chính là vua Quang Trung. Tuy tương quan lực lượng chênh lệch nhưng nhờ có những vị tướng giỏi với tài điều binh khiển tướng đã giúp cho quân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy, nhóm tác giả Ngô gia văn phái trong "Hoàng Lê nhất thống chí" đã tái hiện lại hoàn cảnh nước ta khoảng 30 năm cuối thế kỉ 18, đặc biệt là qua đoạn trích hồi thứ 14 ta đã thấy được hình tượng vua Quang Trung và sự thất bại của quân bán nước và cướp nước.

Nhóm tác giả Ngô gia văn phái bao gồm hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. Ngô Thì Chí (1753 - 1788) là em ruột của Ngô Thì Nhậm, ông từng làm quan dưới thời vua Lê Chiêu Thống và tuyệt đối trung thành với nhà Lê. Có nhiều nguồn tài liệu cho rằng ông là tác giả của 7 hồi đầu của "Hoàng Lê nhất thống chí". Ngô Thì Du (1772 - 1840) là anh em chú bác ruột của Ngô Thì Chí tuy học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Ông làm quan dưới thời nhà Nguyễn đến năm 1827 thì về nghỉ và là tác giả của 7 hồi tiếp theo của "Hoàng Lê nhất thống chí". Đoạn trích được học là hồi thứ 14 của "Hoàng Lê nhất thống chí" đã tái hiện lại chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, đồng thời cho thấy sự thảm bại của tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Trong tác phẩm, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ được miêu tả sắc nét với tài cầm quân "bách chiến bách thắng", có tính quyết đoán và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Ông sẵn sàng lắng nghe ý kiến của thuộc hạ để hiểu lòng dân, lên ngôi vua giữ lòng người rồi mới xuất quân ra Bắc chiến đấu. Khi đến Nghệ An ông lại cho với người cống sĩ vào để hỏi rằng chuyến đi này của ông liệu thắng hay bại cho thấy rằng ông làm mọi việc là vì dân cho nên việc nhỏ nhất cũng phải theo ý kiến của dân. Khi nghe vị cống sĩ trả lời "Chúa công đi ra chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan" thì vua Quang Trung "mừng lắm" vì sự quyết tâm này của ông đã được nhân dân ủng hộ. Ông lập tức cho người kén lính và chỉ trong một thời gian rất ngắn, nhà vua đã có "hơn một vạn quân tinh nhuệ" trong tay. Nhờ có trí tuệ nhanh nhạy, sáng suốt hơn người, nhạy bén trước thời cuộc và vô cùng khéo léo nên ông đã thuyết phục được các binh sĩ "không dám hai lòng". Khi nói với các binh sĩ, ông đã cho họ ngồi cho thấy rằng ở đây không hề có sự phân biệt giữa vua và lính. Sau khi lấy lịch sử từ các triều đại trước ra để cho binh sĩ thấy nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị ngoại bang, ông không quên nhất định sẽ phải trừng phạt kẻ phản bội khiến cho các binh sĩ càng thêm đồng lòng, quyết tâm chống giặc hơn. Nhờ vào ý chí quyết chiến quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng, khao khát hòa bình nên quân Lam Sơn đã giành chiến thắng "thần tốc" ở trận Ngọc Hồi. Lời hứa hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng của ông được chứng minh bằng tài điều binh khiển tướng như thần. Ông đảm bảo bí mật hành quân, nghi binh tấn công làng Hà Hồi, dùng ván phủ rơm ướt để tấn công làng Ngọc Hồi đã khiến cho quân Thanh hoàn toàn bất ngờ, khi chúng biết được tin tức thì đã không thể chống cự được nữa, chỉ biết giẫm đạp lên nhau mà chạy. Dựa vào những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy rằng vua Quang Trung là một vị anh hùng dân tộc quả cảm, tài trí, giàu lòng nhân ái, bậc thiên tài quân sự và cũng chính là linh hồn của nghĩa quân Tây Sơn , của chiến thắng vĩ đại.

Khi nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng thì cũng là lúc quân tướng nhà Thanh thất bại thảm hại và bè lũ bán nước hại dân Lê Chiêu Thống phải gánh chịu số phận bi đát. Quân Thanh thì có tướng bất tài Tôn Sĩ Nghị luôn kiêu căng, tự mãn chủ quan kéo quân vào xâm chiếm thành Thăng Long chỉ chăm chú việc yến tiệc vui mừng mà không đề phòng bất trắc, "sợ mất mật", "ngựa không kịp đóng yên", "người không kịp mặc áo giáp" mà vội vàng chuồn trước. Quân sĩ thì vô dụng cho nên khi quân Tây Sơn đánh vào thì bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, chúng tham sống sợ chết đến mức tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống nước chết nhiều đến nỗi nước sông Nhị Hà cũng bị tắc không thể chảy được. Vua tôi Lê Chiêu Thống thì chỉ biết chầu chực, cầu cạnh, luồn cúi dựa vào thế lực quân Thanh, chạy bán sống bán chết khi nghe tin quân Tây Sơn đuổi kịp và phải trốn sang Tàu. Đó cũng chính là số phận nhục nhã, hèn hạ của vua tôi Lê Chiêu Thống nói riêng và của toàn bộ lũ bán nước và cướp nước nói chung.

Tác giả đã lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử, ngôn ngữ kể, tả chân thực, gây ấn tượng mạnh đã thể hiện thái độ của mình với từng đối tượng khác nhau như vua Quang Trung, quân Thanh, vua Lê Chiêu Thống. Nhịp điệu nhanh, hối hả ẩn chứa sự hả hê, sung sướng trước chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của kẻ thù. Nhịp điệu có phần chậm hơn, không giấu giếm được sự ngậm ngùi, xót thương khi miêu tả tỉ mỉ cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống vì họ vốn là những cựu thần của nhà Lê. Đoạn trích đã thể hiện quan điểm lịch sử đúng đắn, tinh thần yêu nước thương dân của nhóm tác giả và từ đó lên án lũ bán nước, cướp nước.

Qua đoạn trích trên, nhóm tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh "toàn bích" về vị anh hùng oai phong, lẫm liệt và tài giỏi Quang Trung. Đó cũng chính là tấm gương sáng để chúng ta cần học hỏi và noi theo về tinh thần quả cảm, yêu nước. Lòng yêu nước chính là sức mạnh vĩ đại giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Viết một đoạn văn phân tích Hoàng Lê nhất thống chí - Mẫu 2

Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn sách của dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai, một cuốn sách ghi lại nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có vua Quang Trung đại phá hơn ba mươi vạn quân Thanh, một tác phẩm đưa con người ngược lại quá khứ để thấy được cuộc sống, xã hội thời bấy giờ và hòa mình vào chiến thắng vẻ vang hào hùng, đắm mình trong không khí tưng bừng lịch sử đó.

Ngô Gia Văn Phái đã tái hiện chân thực nhân vật lịch sử Quang Trung, người có công to lớn, một vị anh hùng của dân tộc trong chống ngoại xâm, giữ gìn đất nước, Quang Trung hiện lên trong tâm trí người đọc là một con người mạnh mẽ, quyết đoán, tài trí song toàn, xả thân vì đất nước, xả thân vì dân tộc, đoán trước được những gì sẽ xảy ra với nhân dân ta khi nghe tin quân Thanh tấn công vào miền Bắc đất nước ta, nhận thấy được mối nguy hại cận kề, sự tàn khốc mà quân Thanh sẽ gây ra cùng với sức mạnh của chúng ông đã lên ngôi hoàng đế tự mình dẫn quân ra Bắc ngăn chặn mối nguy hại đó, một con người tài ba có tài thao lược, con người có thể thấu hiểu lòng dân, thấu hiểu lòng binh sĩ, những lời lẽ của ông khích lệ mạnh mẽ tình yêu dân tộc, sức mạnh, nỗi khát khao trong lòng binh sĩ. Không chỉ thế ông còn có tầm nhìn xa trông rộng, biết cách chọn người tài, đứng đầu nhưng vẫn lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để có cái nhìn đúng đắn nhất về sự việc.

Đặc biệt mưu lược hơn người của Quang Trung thể hiện trong cách ông cầm quân, cách mà ông lãnh đạo binh sĩ của mình tiến công thần tốc ra Bắc, cùng với chiến thuật được lên trước đó vô cùng tinh vi, không có một kẽ hở nào trước cuộc tấn công quân Thanh ở Ngọc Hồi, sự tư duy khi ông cho người ghép ván, lấy rơm dấp ván đánh vào tâm lí quân địch khiến chúng hoảng sợ dẫm đạp lên nhau chạy về nước trước sự xuất hiện bất ngờ của quân ta, tính chất bất ngờ là vô cùng quan trọng trong trận thắng lần đó, sự kiêu căng chủ quan vì sức mạnh của bản thân mà coi thường quân dân ta đã dẫn tới thất bại của quân Thanh. Lúc quân thanh còn kiêu ngạo cả tướng lẫn quân cũng là lúc lực lượng của ta chuẩn bị chu đáo, biến đổi từng ngày một, không khinh thường địch, tinh thần dân tộc đồng lòng của nhân dân cũng là nguyên nhân to lớn nhất dẫn tới những trận thắng tiếp theo. vừa ca ngợi mưu trí song toàn của Quang Trung các tác giả nhà Ngô Gia Văn Phái cũng đã rất tinh tế trong tái hiện lại thảm cảnh vô cùng nhục nhã của bè lũ vua quan tướng Ngô Sĩ Nghị và sự mục nát, yếu ớt không có tinh thần của dưới thời vua Lê Chiêu Thống, những con người bất tài vô dụng đó người thì theo thuyền cá về phía Bắc lẩn trốn, người thì tháo chạy không kịp mặc giáp, không kịp đóng yên ngựa.

Ngòi bút tinh tế của mình các tác giả đã dựng lên một thảm cảnh vừa buồn cười vừa tủi nhục của chế độ mục nát, đồng thời ca ngợi sự tài tình của vua Quang Trung, tinh thần dân tộc của quân dân ta kiên cường, phản ánh trận chiến ác liệt và vẻ vang của chiến thắng trong giai đoạn lịch sử không thể quên.

4. Danh sách đề thi phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn phái)

Đề 1: Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.

Đề 2: Phân tích những nhân vật lịch sử rất chân thực, sinh động trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Đề 1: Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.

Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với nhiều biến cố, và các sự kiện lớn đã làm nên nguồn cảm hứng cho các nhà văn. Trong thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các nhà văn của Ngô gia văn phái đã ghi lại những sự kiện quan trọng thông qua tác phẩm 'Hoàng Lê nhất thống chí'. Tác phẩm này thể hiện tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, thậm chí còn vượt trội hơn cả sự thiên vị với triều đình Lê. Điều này đã mang lại những chi tiết thực tế và sâu sắc, nhất là trong Hồi mười bốn.

Nhóm các nhà văn Ngô gia văn phái là những người anh em trong dòng họ Ngô, phục vụ cho triều đình nhà Lê. Trong thời kỳ triều đình nhà Lê suy tàn, nhiều cuộc nổi dậy đã xảy ra, đặc biệt là phong trào Tây Sơn do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dẫn đầu. Các nhà văn của họ Ngô đã tái hiện một cách chân thực và khách quan nhất về thời kỳ đó.

Hồi mười bốn, tác giả đã tái hiện một cách sống động nhất về chiến thắng hào hùng của Nguyễn Huệ cùng với sự thất bại bi kịch của quân Thanh và vua Lê phản quốc. Mặc dù làm việc cho triều Lê, nhưng tác giả họ Ngô đã nhìn nhận mọi sự việc vô cùng khách quan, đánh giá đúng đắn về những điểm mạnh và yếu. Nhờ đó, những trang lịch sử được viết ra đã trở nên 'thực và hay' đến thế.

Nổi bật nhất trong hồi 14 là hình ảnh người anh hùng áo vải dũng mãnh cầm quân, đó chính là Nguyễn Huệ. Ông có cái nhìn tổng quát về thời cuộc, khả năng nhìn xa trông rộng, tính toán chính xác từng bước đi. Khi biết quân Thanh đã đến Thăng Long mà không gặp một chút khó khăn, ông tức giận nhưng không nao núng, mà quyết tâm cầm quân xuất phát ngay. Chỉ trong một tháng, ông đã thực hiện nhiều công việc lớn, từ tế cáo đất trời, lên ngôi vua và lấy hiệu Quang Trung, với mục tiêu dẹp loạn phương Bắc. Ông đã cầm quân ra đi, trên đường không ngừng tuyển binh, huấn luyện để tạo ra một đội quân mạnh mẽ. Những hành động đó thể hiện sự quyết đoán và thông minh của vua Quang Trung. Ông họp bàn với các tướng sĩ, đưa ra chiến lược và khẳng định 'sau mười ngày sẽ đánh đổ quân Thanh'. Ngoài ra, ông còn tìm cách hòa giải với quân Thanh, vì ông tin rằng đất nước cần yên bình, phát triển và cần có lực lượng mạnh để bảo vệ.

Từ trước cuộc chiến đến khi tham gia, Quang Trung đã chứng minh mình là một nhà tướng kiệt xuất. Ông có khả năng sử dụng binh lính tài ba. Ông chỉ huy quân đi nhanh từ Huế đến Nghệ An vượt qua 350km đường đèo núi, rồi đến Tam Điệp. Trong chuyến hành trình đó, ông tổ chức diễn tập quân lính và đến ngày thứ ba, quân đội đã đến Thăng Long. Điều đặc biệt là tất cả quân lính đi bộ. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng đội quân vẫn gọn gàng, giao thông và trật tự, là minh chứng cho tài năng chỉ huy của ông. Khi đến Thăng Long, quân đội đã đánh bại quân Thanh trước thời hạn hai ngày. Ông tự mình dẫn đầu và đã thành công như kỳ vọng. Đồn Hà Hồi đầu hàng, Ngọc Hồi bị tiêu diệt, Sầm Nghi Đống phải tự sát, hàng vạn quân Thanh đã bị tiêu diệt. Tôn Sĩ Nghị 'sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên... cứ nhắm hướng bắc mà chạy'. Đó là hình ảnh hỗn loạn của kẻ xâm lược, phản bội dân tộc khác.

Các tên phản quốc cũng phải trả giá đắt, khi chúng bỏ chạy, chúng trở thành bọn cướp, cướp thuyền của dân để lánh nạn sang phía Bắc.

Hồi mười bốn là bức tranh toàn diện nhất của cuộc chiến, thể hiện một chiến thắng vĩ đại của dân tộc và cảnh báo đến kẻ xâm lược, những kẻ bán nước sẽ phải trả giá cho những tội ác mà họ đã gây ra. Nhờ tài nghệ kể chuyện, nhà văn họ Ngô đã miêu tả chân thực từng nhân vật và sự kiện hấp dẫn. 'Hoàng Lê nhất thống chí' xứng đáng là một phần không thể tách rời của lịch sử dân tộc, luôn là nguồn cảm hứng 'thực và hay' cho đời sau.

Đề 2: Phân tích những nhân vật lịch sử rất chân thực, sinh động trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

'Hoàng Lê nhất thống chí' là một tác phẩm lịch sử được viết theo dạng chương hồi bởi một số tác giả trong nhóm 'Ngô gia văn phái'. Tác phẩm này tổng hợp và khái quát một giai đoạn lịch sử đầy biến động và đẫm máu của Việt Nam, từ thời Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà (1802-1868), bao gồm các sự kiện như cuộc loạn kiêu binh, sụp đổ của triều đại Lê-Trịnh, cuộc nổi dậy của phong trào nông dân Tây Sơn, và chiến công lịch sử của Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh.

Sự sụp đổ không thể tránh khỏi của triều đại Lê-Trịnh và sức mạnh bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là hai điểm nổi bật được tái hiện trong 'Hoàng Lê nhất thống chí'. Đặc biệt, Hồi thứ 14 của tác phẩm mô tả một cách hùng vĩ sức mạnh đối đầu của dân tộc Việt Nam với kẻ thù ngoại xâm và vẽ nên hình ảnh vĩnh cửu của Nguyễn Huệ - anh hùng dân tộc - qua trận chiến Đống Đa.

Chúng ta như được sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng và gay cấn của dân tộc vào cuối năm Mậu Thân (1788), đầu năm Kỷ Dậu (1789) khi Lê Chiêu Thống đưa 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy sang xâm lược nước ta. Bằng cách khai thác nội dung của 'Hoàng Lê nhất thống chí', tác giả đã mô tả một cách sinh động sự kiện này:

'Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận,

Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài'

Vào ngày 22 tháng 11 năm Mậu Thân, Thăng Long bị chiếm bởi Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh. Tướng Ngô Văn Sở đã rút quân về Tam Điệp để chuẩn bị cho một cuộc chống lại kẻ xâm lược. Ngày 24, tin tức về sự kiện này đã được Nguyễn Huệ nhận được, và vào ngày 25, ông đã lên ngôi Hoàng đế, 'tế cáo trời đất cùng các thần Sông, thần Núi', với niên hiệu là Quang Trung. Nguyễn Huệ đã ra lệnh cho quân đội ra Bắc, và vào ngày 29 đã tuyển thêm một vạn quân tinh nhuệ tại Nghệ An.

Nguyễn Huệ tổ chức duyệt binh truyền hịch đến quân Thanh, để lộ bí mật của chúng 'với âm mưu định chiếm nước Nam để làm quận huyện, kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, hiệp lực, để đạt được thành tựu lớn'. Nhà vua chia quân thành năm doanh (tiền, hậu, tả, hữu, trung quân), sau đó ra sức hội quân tại Tam Điệp cùng với cánh quân của Ngô Văn Sở. Quang Trung chia đại quân thành năm đạo, cho quân ăn tết Nguyên Đán trước, 'bảo kín' với các tướng soái đến tận 30 vị rồi tấn công quân Thanh với tốc độ thần tốc, hẹn ngày mồng 7 năm mới để vào Thăng Long 'tổ chức tiệc mừng'.

Qua đó, ta thấy rõ Quang Trung có chiến lược sâu sắc, sáng suốt, giàu mưu mẹo, và tôn trọng tinh thần quyết định đánh bại kẻ thù xâm lược. Các sự kiện như lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, việc tập hợp quân và truyền hịch tại Nghệ An, cho quân sĩ ăn tết Nguyên Đán trước; đặc biệt, việc tấn công quân Thanh vào dịp tết khi chúng 'chỉ tập trung vào việc thưởng thức tiệc tùng vui vẻ, không chú ý đến các vấn đề chiến lược' đã thể hiện tài năng lãnh đạo vượt trội của một thiên tài quân sự khi đất nước đang gặp nguy hiểm.

Tác giả đã mượn lời của một quan nhân cũ để làm nổi bật tính cách anh hùng phi thường của Nguyễn Huệ trước khi trận Ngọc Hồi diễn ra: 'Không ai biết rằng, Nguyễn Huệ là một anh hùng lão luyện, mạnh mẽ và thông thái trong việc lãnh đạo quân đội. Khi đi từ Bắc vào Nam, anh ẩn mình như một linh hồn, không ai có thể đoán được. Anh bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết lợn con mà không một ai dám nhìn thẳng vào mắt anh. Khi anh chỉ tay, và nhìn ra, mọi người đều mất hồn, sợ hơn cả sấm sét.'

Nguyễn Huệ là một vị anh hùng tài ba trong việc chỉ huy quân đội, lên kế hoạch quân sự như một vị thần. Anh đã tổ chức cuộc tấn công thành công, bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu lạc quyết và bao vây làng Hà Hồi, khiến quân Thanh ' rơi vào trạng thái sợ hãi', buộc họ phải đầu hàng. Anh cũng sử dụng một chiến thuật tinh vi bằng cách ghép ba tấm ván lại với nhau thành một bức tường và phủ kín bằng rơm và đất, mỗi bức tường có 20 người dũng cảm, cầm dao ngắn, tạo thành hình chữ 'nhất', và tiến vào đồn Ngọc Hồi một cách dũng mãnh.

Tất cả súng của quân Thanh đều trở nên vô dụng. Vua Quang Trung một mình cưỡi voi dũng mãnh vào trận chiến. Vào mồng 5, đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt, Sầm Nghi Đống buộc phải tự tử, hàng vạn quân Thanh bị giết 'thây nằm đầy đồng, máu chảy thành dòng, quân Thanh chịu thất bại nặng nề'. Vua đã triển khai binh lực tại đê Yên Duyên và Đại Áng, và bao vây quân Thanh tại Quỳnh Đô, khiến giặc phải lẩn trốn xuống Đầm Mực và bị Tây Sơn vây hãm 'như bắt voi để giày đạp, dẫn đến hàng vạn quân Thanh chết'.

Sau chiến thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng Kinh Thành Thăng Long đúng vào buổi trưa mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, sớm hơn kế hoạch hai ngày. Với tài năng tư duy chiến lược xuất sắc, tin vào sức mạnh chiến đấu và tinh thần yêu nước của các tướng sĩ và nhân dân, chúng ta mới có niềm tin vào chiến thắng quyết định đó. Chiến thắng tại Đống Đa năm 1789 đã làm rạng ngời tên tuổi của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ suốt hàng ngàn năm.

Các tác giả của 'Hoàng Lê nhất thống chí' trước đó đã từng hưởng ơn của nhà Lê, một số người có tình cảm đặc biệt với nhà Lê. Tuy nhiên, khi đối mặt với nguy cơ xâm lược và thành công vang dội tại Đống Đa, họ đã đứng về phía lập trường dân tộc, viết ra những tác phẩm văn xuôi tuyệt vời nhất, tạo dựng nên một bức tượng lớn lao, lộng lẫy cho người anh hùng Nguyễn Huệ. Chỉ một vài năm sau, trong bài thơ 'Ai tu vãn' gửi lời tang vua Quang Trung qua đời, công chúa Ngọc Hân đã viết:

'Bằng chiếc áo vải của cờ đào,

Giúp dân xây dựng đất nước bằng bao công trình.'

Đó là hình tượng của người anh hùng Quang Trung trong văn học mà chúng ta cảm nhận được và mà hàng triệu người ngưỡng mộ. Bằng cách sử dụng kỹ thuật so sánh đối lập, các tác giả của 'Hoàng Lê nhất thống chí' đã mô tả và nhấn mạnh vào sự thảm hại của quân Thanh xâm lược và số phận đáng tiếc, bi kịch của những kẻ vua phản nước gây hại cho dân tộc.

Tôn Sĩ Nghị là chỉ huy của 29 vạn quân Thanh đổ về xâm lược đất nước ta. Sau khi chiếm được Thăng Long 'mà không gặp phải một lời đối kháng, như đi vào nơi đông người', hắn tỏ ra vô cùng 'kiêu căng và táo tợn'. Các tướng lãnh chỉ biết 'tiếp tục tiệc tùng và vui chơi, không để ý gì đến việc quân đội'. Chúng tự tin tuyên bố rằng vào đầu xuân, họ sẽ đưa quân tiến thẳng đến căn cứ của Tây Sơn để 'bắt sống, không để lọt một tên nào'.

Tuy nhiên, trước cuộc tấn công dữ dội của Nguyễn Huệ như cơn bão, nhiều đồn giặc đều tan tác. Đồn Hà Hồi phải đầu hàng. Đồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt, Sầm Nghi Đống tự vẫn. Hàng vạn kẻ thù thất trận ở đầm Mực. Tôn Sĩ Nghị 'sợ mất mật, ngựa chưa kịp đóng yên, người chưa kịp mặc giáp...trốn về phía Bắc'. Các tướng lính 'hoảng hốt, tan tác bỏ chạy'. Họ xô đẩy nhau, lao xuống sông. Cầu phao bị đứt, hàng vạn kẻ thù chết đuối, nước sông Nhị Hà bị nghẽn lại. Những kẻ sống sót chạy trốn quay về nước!

Những kẻ phản quốc như Lê Chiêu Thống, Lê Quýnh, Trịnh Hiến đang trên đường chạy trốn trở thành bọn cướp. Họ hoảng sợ vô cùng khi gặp một chiếc thuyền đánh cá và đã vội vàng cướp lấy rồi chèo sang bờ bắc. Tại cửa ải, Lê Chiêu Thống và đám thân tín 'thảo luận, oán giận, rơi nước mắt', trông thực sự tội nghiệp và nhục nhã. Tôn Sĩ Nghị cũng rơi vào tình cảnh đáng xấu hổ. Mặc dù chết, nhưng họ không chịu thua cuộc! Lê Chiêu Thống hứa 'sẽ lại xin sang phục vụ quân tướng', ý là tiếp tục làm nô lệ cho kẻ thù! Trong khi đó, Tôn Sĩ Nghị vẫn tỏ ra kiêu căng: 'Nguyễn Quang Trung chưa bị tiêu diệt, việc này chưa kết thúc!'

Có thể nói, hình ảnh của lũ xâm lược và những kẻ bán nước được miêu tả với nhiều chi tiết châm biếm, thể hiện sự khinh bỉ sâu sắc. Đọc Hồi thứ 14 của 'Hoàng Lê nhất thống chí', ta càng hiểu rõ tâm tư đen tối của quân xâm lược phương Bắc và kế hoạch của Thiên triều, cũng như bộ mặt đáng ghê tởm của những kẻ phản nước. Điều này khiến ta càng tự hào hơn về truyền thống yêu nước và anh hùng của dân tộc, cùng tôn kính và biết ơn Nguyễn Huệ, một nhà quân sự tài ba của Đại Việt.

Nghệ thuật kể chuyện, cách miêu tả nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực và sinh động, tạo ra những đoạn văn hùng tráng tuyệt vời không chỉ giàu giá trị văn học mà còn sâu sắc về lịch sử.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Soạn bài và văn mẫu Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái) | Văn mẫu lớp 9
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO