Y đức luôn là “công cụ, liều thuốc” quan trọng hàng đầu

27/02/2012 09:10

Đó là tâm sự của ông Nguyễn Bá Cường, sinh năm 1930, nguyên là y sỹ của khu căn cứ cách mạng Tà Đùng và là bác sỹ, Giám đốc Bệnh viện huyện Đắk Nông (cũ), hiện đã về hưu, sinh sống tại phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa)...

ADQuảng cáo

Đó làtâm sự của ông Nguyễn Bá Cường, sinh năm 1930, nguyên là y sỹ của khu căn cứcách mạng Tà Đùng và là bác sỹ, Giám đốc Bệnh viện huyện Đắk Nông (cũ), hiện đãvề hưu, sinh sống tại phường Nghĩa Tân (Gia Nghĩa). Ông được xem là một trongnhững người đầu tiên đặt “nền móng” xây dựng mạng lưới y tế của tỉnh. Trải quabao năm tháng phục vụ trong ngành y, ông vẫn còn lưu giữ và nhớ như in biết baokỷ niệm về những ngày đầu gian khó, nhưng rất đỗi hào hùng đó.

Vào một ngày giữa mùa khô năm 1960, ôngCường (lúc ấy đang thuộc quân số của Ban thống nhất) được Trung ương điều vàotỉnh Quảng Đức (cũ), với nhiệm vụ chính là xây dựng mạng lưới y tế để phục vụcông tác chăm sóc sức khỏe cho quân và dân trên địa bàn. Năm ấy, ông Cường cũngmới chỉ có tấm bằng y sỹ, cộng với hành trang mang theo trong chặng đường dàihành quân là một cơ số bông gạc, thuốc men và bộ dụng cụ tiểu phẫu. Giữa trậptrùng của vùng núi rừng Tây Nguyên lạ lẫm, ông “hốt hoảng” khi nhận ra nơi mìnhnhận công tác chưa có lấy một y tá hoặc một người có chút ít kiến thức về yhọc. Thế rồi, gạt qua những khó khăn bước đầu, bằng những thuốc men, phươngtiện có hạn, ông đã tự mình đảm đương nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho quân vàdân ở vùng căn cứ cách mạng Tà Đùng. Sau khi có chủ trương của Tỉnh ủy QuảngĐức, ông bắt tay vào việc xây dựng cơ sở ban đầu của ngành y tế bằng việc mởmột lớp học ngắn hạn trong 3 tháng với 30 học viên; trong đó có 20 người làđồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và 10 người là bộ đội. Ba tháng ngắn ngủi,nhưng các học viên cũng đã được ông truyền dạy những kỹ năng, kiến thức cơ bảntrong sơ cứu, băng bó vết thương, phòng, chữa các loại bệnh thông thường… Cuốinăm 1960, ông lại tiếp tục mở thêm một khóa đào tạo cho 60 người về kiến thứccứu thương và sơ cấp cứu ban đầu; trong đó có 35 người là đồng bào dân tộcthiểu số.



Mặc dù đãnghỉ hưu nhưng ông Nguyễn Bá Cường vẫn tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và giađình bằng những kiến thức, kinh nghiệm y học


ADQuảng cáo

Có đượcchừng ấy nhân lực, Tỉnh ủy Quảng Đức đã quyết định thành lập mạng lưới y tế cơsở với phương châm quân, dân y kết hợp. Nói là mạng lưới y tế bon, buôn, nhưngcơ sở vật chất, các trang thiết bị y tế, thuốc men phục vụ công tác khám, chữabệnh cho quân đội và nhân dân hầu như không có. Ông Cường cùng các đồng nghiệpcủa mình lại tự nghiên cứu, sưu tầm những bài thuốc nam, rồi kết hợp đông, tâyy để cứu chữa người bệnh. Ông Cường kể lại: “Ngày ấy, cứ mỗi lần có chiến sỹhay người dân bị thương, đau ốm, chúng tôi rất xót xa vì không có đủ nhân lực,thuốc men, trang thiết bị y tế để chữa trị. Một lần, có một chiến sỹ bị thươngở chân, khi chuyển lên bệnh xá ở trong căn cứ Tà Đùng thì đã đến giai đoạnnhiễm trùng sâu, tôi quyết định cắt bỏ phần chân bị hoại tử để cứu lấy mạngsống cho đồng đội. Nhưng ngặt nỗi, lúc ấy thuốc mê, gây tê của bệnh xá khôngcòn, dụng cụ giải phẫu cũng không có. Trong lúc đồng đội đang ở giữa ranh giớimong manh của sự sống và cái chết, lương tâm một người thầy thuốc không chophép tôi bỏ cuộc. Vậy là chúng tôi quyết định cắt chân của chiến sỹ này bằngcưa sắt với biện pháp gây mê từng lớp bằng các bài thuốc nam. Cuối cùng, caphẫu thuật đã thành công và hiện đồng chí này vẫn còn sống. Từ những khó khănnhư vậy, đến giờ, tôi vẫn thấy nguyên vẹn giá trị lời răn dạy “lương y như từmẫu” của Bác Hồ. Nếu không có tâm, đức của một người thầy thuốc, chắc chắc chúngtôi sẽ không vượt qua được những bộn bề khó khăn vào những năm đầu kháng chiếnchống Mỹ cứu nước. Trong suốt những năm tháng phục vụ ngành y, tôi luôn nghĩrằng, cho dù thời kỳ nào, trang thiết bị, máy móc hiện đại đến mấy thì vấn đề yđức củangười thầy thuốc vẫn là “côngcụ, liều thuốc” quan trọng hàng đầu khi chăm sóc sức khỏe cho người dân…”.

Là một người từng tham gia và chứng kiếnnhững bước trưởng thành của ngành y tế Đắk Nông, ông Cường cũng cảmthấy rất vui khi mà hiện nay, mạng lưới y tếtừ tỉnh xuống cơ sở đã được Nhà nước quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ và đồngbộ. Đến nay, ngành y tế tỉnh đã có một hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, trangthiết bị hiện đại, nguồn nhân lực hùng hậu là cả một bước tiến dài đáng ghinhận. Ông cũng đã tặng một số dụng cụ y tế như dao kéo, ống nghe đã từng sửdụng trước đây cho Bảo tàng tỉnh với mong muốn đây không chỉ là vật lưu niệmriêng của cá nhân mình mà còn là kỷ niệm chung của quân và dân trong tỉnh. Theoông, đây thực sự là “vật báu” để nhắc nhở những thế hệ hành nghề y sau này cũngnhư nhiều người dân biết được truyền thống hào hùng của ngành y, của những thếhệ thầy thuốc đi trước đã luôn sẵn sàng xả thân vì tính mạng của đồng đội, nhândân, không một chút nao núng, tính toán thiệt hơn.

Có lẽ cũng với tâm niệm đó, trong quátrình công tác, trải qua nhiều công việc, chức vụ khác nhau, nhưng bất cứ ởđâu, ông Cường vẫn luôn dốc hết tâm lực cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhândân trên địa bàn tỉnh. Với những công lao đóng góp cho ngành y tế, năm 2001, ôngNguyễn Bá Cường đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.

Bài,ảnh: Hà An

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Y đức luôn là “công cụ, liều thuốc” quan trọng hàng đầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO