Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

11/07/2013 14:33

Cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 11/7, nhiều ý kiến thành viên Ủy ban nhấn mạnh yêu cầu khắc chế các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu...

Cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu(sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 11/7, nhiều ýkiến thành viên Ủy ban nhấn mạnh yêu cầu khắc chế các hiện tượng tham nhũng,tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. 

Chỉ ra một nguyên nhân quan trọng lànăng lực, trình độ của nhiều nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu, Chủ nhiệm Ủyban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Luật phải thiết kế thêm nhữngquy định để nâng cao chất lượng nhà thầu. Không nên quá chú trọng yêu cầu giá,nếu không sẽ tái diễn tình trạng  bỏ thầu giá thấp, đến khi trúng thầuxong lại kéo dài thời gian thi công chờ xin tăng giá, làm cho kết quả đấu thầuban đầu hầu như không có ý nghĩa”. Ông Hiển đồng tình với quan điểm của Ủy banKinh tế không áp dụng mức giá trị tuyệt đối để xem xét công trình phải áp dụngđấu thầu rộng rãi mà căn cứ vào tỷ lệ vốn Nhà nước trong công trình, dự án (từ30% trở lên). Ông cũng băn khoăn về những tiêu chí về việc “nhà thầu nội khôngđủ năng lực” để giao thầu cho nhà thầu nước ngoài. 

Một mặt ghi nhận dự thảo lần này đãtiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, đã chú ý hơn đến những tiêu chuẩnkỹ thuật, nhưng “viết thế này nhà thầu vẫn có khả năng lách luật, vì nhiều khithông số kỹ thuật thôi là chưa đủ”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môitrường Phan Xuân Dũng nhận xét. Theo ông, những tiêu chí về xuất xứ, nguồn gốc,trình độ công nghệ cần được bổ sung. “Đã từng có chuyện chúng ta chọn nhà máynhiệt điện 300 triệu USD (vì nhà thầu châu Âu chào giá 500 triệu USD), thông sốkỹ thuật gần như tương đương, nhưng khi vận hành thì hỏng lên hỏng xuống”, ôngDũng nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xãhội Trương Thị Mai đề nghị ban soạn thảo dự luật quan tâm hơn đến các quy địnhvề đấu thầu thuốc mà không “khoán” việc này cho Chính phủ. Bà Mai phát biểu cụthể: “Tôi vẫn cho rằng trong khi chưa thể có luật riêng về đấu thầu thuốc thìnên có một chương riêng trong luật này. Sau này có Luật Dược thì tiếp tục làmrõ thêm, vận dụng những nguyên tắc cơ bản trong Luật này”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc KsorPhước, nói: “Xử lý tiêu cực trong đấu thầu rất khó, hồi còn làm ở địa phươngchính tôi nhiều khi biết mà không bắt tận tay day tận cánh được. Làm tốt luậtnày là có thêm một thanh bảo kiếm để trừng trị tham nhũng”.

Về giá trị công trình buộc phải đấuthầu rộng rãi, ông Phước có quan điểm khác với cơ quan thẩm tra dự luật: “Nênbàn kỹ việc chọn tỷ lệ 30% vốn Nhà nước hay giá trị tuyệt đối 500 tỷ đồng, códự án vốn nhà nước chưa đến 30% nhưng đã lên đến hàng tỷ USD thì sao”? Liênquan đến việc xử lý hành chính vi phạm trong hoạt động đấu thầu, Chủ tịch Hộiđồng Dân tộc cho rằng không nên “làm ra một luật trong luật như dự thảo, mà nêndẫn chiếu sang các luật chuyên ngành”...

Dành nhiều thời gian để phân tíchnhững bất cập, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu hiện nay, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng thẳng thắn “phê bình” các cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự luật:“Tôi không đồng ý với việc cho điều chỉnh giá nhiều thế này. Nhà thầu phảilường trước tất cả độ trượt giá, rủi ro vào giá thầu. Đã trúng thầu rồi làkhông được điều chỉnh nữa, lời ăn, lỗ chịu. Như vậy mới nghiêm túc, hết chuyệnchạy chọt, tham nhũng, tiêu cực. Cứ như hiện nay thì công trình nào cũng bị độigiá. Làm sao để khi Quốc hội bấm nút thông qua luật này thì chúng ta cóthêm một công cụ hữu hiệu để phòng chống tham nhũng, lãng phí”.

Nguồn SGGP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO