Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính: Vẫn còn nhiều trở ngại

08/11/2010 10:25

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý hành chính là nhu cầu tất yếu, thể hiện sự văn minh, tiến bộ, đồng thời góp phần cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước...

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, vấn đềứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý hành chính là nhu cầu tất yếu,thể hiện sự văn minh, tiến bộ, đồng thời góp phần cải cách hành chính, nâng caonăng lực quản lý Nhà nước. Trong thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành đãrất quan tâm, nhưng việc ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính vẫn còn gặp nhiềukhó khăn, trở ngại. Mức độ, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan,đơn vị hành chính công vẫn còn thấp, nhất là khâu giải quyết công việc và phụcvụ nhân dân.


UBND xã ĐắkWer (Đắk R’lấp) áp dụng công nghệ thông tin vào công việc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên, nhưng cơ bản vẫn là do hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật; trình độ vànhận thức về phát triển, ứng dụng CNTT của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứctrong các cơ quan, đơn vị hành chính công còn yếu… Cụ thể, đến nay tỉnh ta vẫnchưa có Cổng thông tin điện tử, nên chưa thể cung cấp được các dịch vụ côngtrên “môi trường mạng” cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc, thiết bịcủa Trung tâm tích hợp dữ liệu được đầu tư không đồng bộ, nhiều bộ phận đã bịhỏng hóc, xuống cấp, dẫn đến không thể kết nối mạng cục bộ (mạng LAN) hoặc mạngdiện rộng (mạng WAN) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi thôngtin. Hiện tại, dịch vụ CNTT được vận hành chủ yếu vẫn là hệ thống thư điện tử,không đáp ứng được nhu cầu công việc cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo vàphục vụ nhân dân. Mặt khác, hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điềuhành, quản lý cũng chưa được hình thành. Các dịch vụ hành chính công trên “môitrường mạng” cũng chưa được tạo lập để phục vụ việc cung cấp thông tin và giảiquyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, công tác quản lýNhà nước về CNTT lại chưa đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách còn thiếu và chưaphù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như xu thế chung. Sự phối hợpgiữa các cấp, các ngành về vấn đề ứng dụng CNTT lại thiếu chặt chẽ… Vì vậy,tình trạng đầu tư cho CNTT tại các cơ quan, đơn vị còn trì trệ, dàn trải vàkhông mang lại hiệu quả thiết thực. Hơn nữa, việc đầu tư về CNTT phần lớn làtập trung vào mua sắm máy móc, thiết bị mà không chú trọng đến công tác đào tạongười sử dụng, người quản lý, bảo trì, vận hành mạng và các phần mềm…

Có thể nói, dù hiện nay hầu hết các cơquan, đơn vị đã từng bước đầu tư, xây dựng được cơ sở vật chất, hạ tầng kỹthuật về CNTT, song việc triển khai sử dụng và ứng dụng CNTT vào công tác quảnlý, điều hành công việc lại chưa thực sự hiệu quả. Thực tế cho thấy, hiện nay,chỉ có số ít cơ quan, đơn vị sử dụng máy vi tính để phục vụ công tác quản lý,điều hành, giải quyết công việc và phục vụ nhân dân. Hầu hết cán bộ, công chứctại các cơ quan hành chính công chỉ sử dụng máy vi tính thay cho máy đánh chữ.Thậm chí, nhiều cơ quan, đơn vị còn thờ ơ trong việc ứng dụng CNTT vào trongquản lý, điều hành. Mặt khác, nhiều cơ quan, đơn vị lại ứng dụng CNTT một cáchchiếu lệ, hình thức khi chỉ đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà không quan tâmtới nội dung thông tin. Hay nói cách khác, nhiều cơ quan, đơn vị có đầu tưđường truyền, thiết lập mạng cục bộ, mạng diện rộng, nhưng trong đó không cóthông tin trao đổi. Từ đó, thông tin bị chia cắt hoặc không hình thành đượcthói quen chia sẻ thông tin giữa các cá nhân, các cơ quan, đơn vị với nhau.Thực tế này đã dẫn đến tình trạng thiếu thông tin để cung cấp cho các nhà quảnlý, các nhà đầu tư cũng như người dân.

Bài, ảnh: Ngàn Sâu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính: Vẫn còn nhiều trở ngại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO