Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2013 về Học tập và làm theo tấm gương đức Hồ Chí Minh

27/02/2013 16:52

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành Cuốn “Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2013 về Học tập và làm theo tấm gương đức Hồ Chí Minh”...

Ban Tuyên giáo Trungương phối hợp với Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành Cuốn “Tài liệu sinhhoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2013 về Học tập và làmtheo tấm gương đức Hồ Chí Minh”. Với với chủ đề: “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao tráchnhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cáccấp”, cuốn tài liệu dài 96 trang, gồm 3 phần lớn. Phần I: Phong cách quầnchúng, dân chủ, nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; PhầnII: Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh, nêu cao trách nhiệm gương mẫu củacán bộ, đảng viên, nhất là cán boojlaxnh đạo chủ chốt các cấp; Phần III: Nhữnggiải pháp chủ yếu học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của người cán bộ,đảng viên.




HỌC TẬPVÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

VỀPHONG CÁCH QUẦN CHÚNG, DÂN CHỦ, NÊU GƯƠNG;

NÊU CAOTRÁCH NHIỆM GƯƠNG MẪU CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN,

NHẤT LÀCÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CÁC CẤP

MỞ ĐẦU

Chỉ thị số 03-CT/TWngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị có yêu cầu, trong việc tiếp tục tổ chức học tậptư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, “bao gồm cả việc học tập và làm theotác phong, phong cách của Bác, thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày,trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp…”. Trên thực tế, từ lâu Đảngta đã lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Bác Hồ.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa V (1983) đã yêu cầu: “Đề cao việc họctập đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh đi đôi với giáo dục, nâng cao ýchí chiến đấu và đạo đức, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân viênnhà nước trong tất cả mọi cấp, mọi ngành”. Văn kiện Đại hội VI (1986) nêu rõ:“Mỗi người cộng sản chúng ta cần phải suốt đời học tập, noi gương đạo đức, tácphong của Bác Hồ…”. Đại hội VII (1991) khẳng định: “Tiếp tục bồi dưỡng cho cánbộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản chủ chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng…”.

Tư tưởng, đạo đức, tácphong, phong cách là một chỉnh thể, tạo nên nhân cách mẫu mực Hồ Chí Minh, làcác mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Tư tưởng chi phối đạo đức, tác phong,phong cách; tác phong, phong cách là sự thể hiện, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức.Sinh thời, Bác Hồ là tấm gương thể hiện sinh động các mặt đó và luôn giáo dụccán bộ những nội dung đó. Do vậy, cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tácphong, phong cách Bác Hồ cùng với học tập và làm theo tư tưởng và đạo đức củaBác.

Nói phong cách Hồ ChíMinh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liềnvới nhân cách siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng của Hồ Chí Minh,với tư cách là một vĩ nhân, một nhà văn hóa kiệt xuất. Đó là một phong cách vừadân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực.

Phong cách Hồ Chí Minhđược thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành mộtchỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ không trộn lẫnđược. Một số nhà nghiên cứu đã đề cập đến phong cách tư duy Hồ Chí Minh, phongcách lãnh đạo Hồ Chí Minh, phong cách làm việc Hồ Chí Minh, phong cách diễn đạtHồ Chí Minh, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh,phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh…

Gắn với thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”,tiếp tục tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác; cùngvới chuyên đề năm 2011, 2012 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhsuốt đời phấn đấu cấn, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộctận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”,cùng với việc nghiên cứu một số tác phẩm của người” Đường cách mệnh, Di chúc, và nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủnghĩa cá nhân, trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vịnăm 2013, chúng ta có thêm chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệmgương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.

I/ PHONG CÁCH QUẦN CHÚNG, DÂN CHỦ, NÊU GƯƠNG TRONG TƯ TƯỞNGVÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.

Phong cách quần chúng,phong cách dân chủ và phong cách nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đứccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cà cuộc đờicách mạng, phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân của vị lãnh tự vĩ đại kínhyêu của cách mạng Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.

1. Phong cách quần chúng

Phong cách quần chúngtrong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sựnghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh luôn có lòng tin vô tận đối với quần chúng.Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồnsức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Phong cách quần chúngtrong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện bằng phong cách sâu sát quần chúng, vì lợiích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quầnchúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Trước hết, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiểu tâmtư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân Người là tấm gương sáng về phong cáchgần dân. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốcdân. Khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nóiđồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tựnhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc !“Cả muôn triệu một lời đáp” Có! Như Trường Sơn say gió Biển Đông”. Đó là mộtđiển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ vớiquần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất.

Năm 1957, Bác Hồ vềthăm Quảng Bình. Cuộc mít tinh quần chúng đón Bác được tổ chức tại vận động thịxã Đồng hới. Nói chuyện với đồng bào, Người nhắc nhở nhiềuđiều, trong đó có việc phải chú ý chăm sóccác gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình đồng báo miền Nam tập kết, … rồiNgười đọc chậm rãi câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Bác đọc đến đâu, đồngbào đọc theo đến đó. Một âm thanh hòa quyện vang lên thân thiết giữa lãnh tụ vàquần chúng. Các thành viên Tổ cộ động của Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tếđóng tại Đồng Hới, có mặt tại cuộc mít tinh, đã hết sức ngạc nhiên. Họ nói vớicán bộ ta: “Trong đời chúng tôi chưa bao giờ được thấy một thủ lĩnh quốc gianào gần gũi, thân thiết với nhân dân như Bác Hồ của Việt Nam. Ở nướcchúng tôi, Tổng thống cũng đọc diễn văn rất hay. Rất tiếc cái hay đó chỉ có mộtsố ít người trong dân chúng hiểu. Còn ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn vănthì hàng vạn người đều hiểu được và đọc theo, như cha đọc cho con nghe, thầyđọc cho trò nghe …., thật là gần gũi và thân thiết!”.

Trong đời sống hàngngày, Người thường tranh thủ đi thăm, chuyện trò thân tình với các cụ già, gặpgỡ chiến sĩ và đồng bào các địa phương, để nắm tình hình và tâm tư, nguyện vọngcủa nhân dân. Điều đó đã trở thành một nhu cầu, một nếp sống, thành điều tâmniện suốt đời của Người, từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thànhChủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, từ việc lớn đến việc nhỏ của Người đều thể hiệnsự quán triệt tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc”1, “Cách mạng là sựnghiệp của quần chúng”2. Ta hiểu vì sao Người thường nhắc đến câu catruyền miệng của nhân dân Quảng Bình:

Dễ mười lần không dân cũng chịu,

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”3.

Giữ được chân lý quýbáu này thì sự nghiệp dù khó mấy cũng thành công. Xa rời chân lý này thì cơ đồcha ông để lại có đồ sộ mấy rồi cũng sẽ ngả nghiêng, sụp đổ.

Hồ Chí Minh là tấmgương mẫu mực về tác phong sâu sát. Theo một thống kê chưa thật đầy đủ, chỉtính trong vòng 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955-1965), khôngquản tuổi cao, công việc bề bộn, Bác Hồ đã thực hiện trên dưới 700 lượt đi thămcác địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội, … từ miềnnúi đến hải đảo, để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào, xem xét tình hình, kiểm tracông việc. Tính ra mỗi năm có hơn 60 lượt Người đi xuống cơ sở, mỗi tháng cókhoảng 6 lần Người gặp gỡ quần chúng. Đó là một kỷ lục khó ai có thể vuợt qua,nhất là đối với một lãnh tụ ở tuổi 70.

Hai là, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải đi đúng đường lối quầnchúng, đồng thời bản thân Người nêu cao tấm gương về lòng yêu mến và tin tưởngrất mực vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Bác nói: Nước lấy dân làm gốc”4,“Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”5. Bácthường xuyên căn dặn các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải coi trọng mốiliên hệ chặt chẽ với quần chúng, và phải thể hiện tinh thần phụ trách trướcnhân dân.

Chính phong cách điđúng đường lối quần chúng của Người có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đếnvới Người không chút e ngại, bình di, tự nhiên. Tác phong ấy làm cho lãnh tụ vàquần chúng dẽ dàng hòa nhập với nhau trong sự đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy,mọi người có thể nói hết những suy nghĩ, trăn trở của mình, còn Người thì lắngnghe để có thể hiểu được nhịp đập của cuộc sống chung quanh.

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5, tr.408.

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.11, tr.372

3.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.12, tr.212

4.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.409

5.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.410

Phong cách quần chúngkhông chỉ là phong cách cần thiết của cán bộ , đảng viên trong quan hệ với dân,mà còn cần thiết trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới, của cán bộ lãnh đạovới cán bộ, đảng viên bình thường. Đối với người lãnh đạo cấp trên, hiểu dân vàhiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng đặc biệt. Hiểu dân là để hiểu cấp dưới đượcchính xác hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu dân được đầy đủ hơn. Càng hiểu dân vàcàng hiểu cấp dưới, người lãnh đạo càng hiểu chính mình và càng rút ra đượcnhững điều bổ ích để bổ sung cho chủ trương, chính sách đã được đề ra.

Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Trong bầu trời, không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gìmạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân … Trong xã hội không có gì tốt đẹp,vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”1. Vì vậy, “việc gì cólợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”2.Muốn được nhân dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, kính dân,phải thân dân, gần dân để hiểu dân.

Ba là, cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể,lợi ích của nhân dân. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vìlợi ích của quần chúng… Vì vậy, các tổ chức và cách làm việc nào không phù hợpvới quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại...”3.

Bốn là, Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu cán bộ, đảng viên “phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”4.Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “làm quan cách mạng”5,“quan nhân dân”, không thấy mình là đày tớ, người học trò của nhân dân. Bác đãnêu ra một quan điểm rất rõ: không phải cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” thìđương nhiên sẽ được mọi người quý trọng. Quần chúng nhân dân chỉ quý trọngnhững người có đức, có tài, hết lòng phụng sự nhân dân. Phải yêu dân, kính dânthì dân mới dành sự yêu kính cho mình.

Điều này có ý nghĩarất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Làm cho dânkính, dân yêu, dân tin, dân phục là vấn đề thuộc về lòng người. Nếu có ỷ lạivào quyền lực chỉ có thể làm cho người ta sợ, ngại, xa lánh và khinh ghét chứkhông thể giành được sự tin yêu, kính phục của người khác. Nhân dân từ già đếntrẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi Hồ Chí Minh bằng hai tiếng:Bác Hồ. Bác đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Mọi nghi thứcđối với Người đều trở thành không cần thiết.

Phong cách quần chúngcủa Bác Hồ, một lần nữa khẳng định tư tưởng, tấm gương đạo đức “suốt đời phấnđấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trungthành của nhân dân”.

1. Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.8,tr.276

2. Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.4,tr.47

3,4. Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.246,290

5. Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.4, tr.21

Yêu nước, thương dân,suốt đời vì dân, vì nước là suy nghĩ nhất quán, thường trực trong con người củaNgười. Chính tư tưởng đạo đức của nhân cách bên trong con người Hồ Chí Minh đãthể hiện, bộc lộ ra bên ngoài bằng phongcách quần chúng ở Người.

2. Phong cách dân chủ

Hồ Chí Minh yêu cầumỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tậpthể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốtnhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Trước hết, theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tậpthể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể,đồng thời tinh thần ấy cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người. HồChí minh không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sátcủa tổ chức, mà luôn luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể Bộ Chính trị Trung ươngĐảng, Chính phủ và Quốc hội, khi cần thiết, triệu cả Hội nghị chính trị đặcbiệt - một hình thức Diên Hồng của thời đại mới-để xin ý kiến các đại biểu quốcdân.

Khi bàn về cách làm vàxuất bản loại sách Người tốt, việc tốt vớimột số cán bộ, Người nói: “Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú ý có ý kiến gìtrái với Bác thì cứ cãi, nhất trí rồi về làm mới tốt được. Không nên: Bác nóigì, các chú cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú khônglàm, hay làm một cách qua loa”1.

Người yêu cầu lắngnghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”.Muốn thế, người lãnh đạo phải đề cao, mở rộng dân chủ, từ dân chủ trong Đảngđến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân. Người năng đi xuống cơ sở, đểlắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị.“Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình, thậm chí lại tăngbốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ không có gì nói,nhưng vì họ không dám nói, họ sợ”2.Do đó, theo Người, phải biết động viên, khuyến khích “Khiến cho cán bộ cảgan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm co cấp dưới không sợ nói sự thậtvà cấp trên không sợ nghe sự thật. Người lãnh đạo có phẩm chất đương nhiênkhông nói dối ai, nhưng muốn để không ai nói dối mình thì phải có phương pháplãnh đạo tốt, có phong cách gần gũi quần chúng, đi sát cơ sở.

Người lãnh đạo muốnbiết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấukhông gì bằng khuyên cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thếchẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại thể hiện dânchủ thật sự trong Đảng.

1. Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, NXb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009,t.10, tr.223.

2. Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.280

Thứ hai, là phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể. Người thườngnói: Đề ra công việc, đẻ ra nghị quyết, không khó, vấn đề là thực hiện nó. Aithực hiện? -Tập thể, quần chúng. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùngthông suốt, nhất trí, mới cùng quyết tâm thực hiện, tránh được “trống đánhxuối, kèn thổi ngược”. Sở dĩ xảy ra mất đoàn kết vì người đứng đầu ở nơi đó cònchuyên quyền, độc đoán, áp đặt chủ quan trong hội nghị thì mọi người miễn cưỡngđồng tình, sau hội nghị, nếu đã không thông thì sẽ không quyết tâm thực hiện.Vì vậy, Người yêu cầu: “Phải thật sự mởrộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”1.“Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”2, “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạnnăng có thể giải quyết mọi khó khăn”3. Bản thân Người là tấm gươngmẫu mực về thực hành dân chủ.

Trong công tác lãnhđạo Đảng và Nhà nước, Người luôn có ý thức sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiềucơ quan, nhiều tổ chức, sức mạnh tập thể và sức mạnh tổng hợp của quần chúng,nhân dân. Trước khi quyết định công việc hệ trọng, Người đều hỏi lại cẩn thận vàchu đáo những người đã giúp mình, Tất cả những ai đã được Bác giao việc đều cảmnhận sâu sắc điều đó.

Phong cách dân chủ củaHồ Chí Minh được thể hiện từ việc lớn đến việc nhỏ: Chuẩn bị ra một nghị quyếthay dự thảo một văn kiện, viết một bài báo, … Người đều đưa ra thảo luận trongtập thể Bộ Chính trị, tham khảo ý kiến những người xung quanh. Người tuân thủchặt chẽ qui trình ra quyết định: Mọi vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ngoạigiao, khoa học-kỹ thuật, … Người đều huy động sự tham gia của đội ngũ trí thức,chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, yêu cầu chuẩn bị kỹ, trao đổirộng, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đềuđược cân nhắc kỹ, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi,bổ sung.

Thứ ba, là nhận trách nhiệm cá nhân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thểgiao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tậptrung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Là người đứng đầu Đảng cầmquyền, đứng đầu Nhà nước, nhưng Hồ Chí Minh thường xuyên có phong cách làm việctập thể và dân chủ. Người giải thích: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách, tức là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung”4.

Tác phong tập thể-dânchủ của Bác luôn luôn tạo ra được không khí làm việc họat bát, phấn khởi, hănghái và đầy sáng tạo. Cương vị lãnh đạo càng cao, thì càng đòi hỏi phải có tácphong tập thể-dân chủ thật sự, chứ không phải hình thức. Bởi vì mọi sự giả tạođều làm suy yếu, thậm chí phá vỡ tập thể. Mọi thói hình thức chủ nghĩa sớmmuộn, sẽ làm xói mòn, thậm chí triệt tiêu dân chủ. Nhiều lần, Người đã phê bìnhcách lãnh đạo của một số cán bộ không dân chủ, do đó mà người có ý kiến khôngdám nói, người muốn phê bình không dám phê bình, làm cho cấp trên, cấp dướicách biệt nhau, quần chúng với Đảng xa rời nhau, không còn hăng hái, không cònsáng kiến trong khi làm việc.

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.10,tr.118

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.244

3.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.12, tr.249

4.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.505

Hồ Chí Minh là ngườiđã hóa thân một cách toàn vẹn và trọn vẹn vào trong nhân dân. Hồ Chí Minh làngười thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừngthực hiện dân chủ cho dân. Trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dântộc là đem lại quyền làm chủ thực sự cho dân, phải trao lại cho dân mọi quyềnhành. Dân là chủ, nghĩa là trong xã hội Việt Nam, nhân dân là người chủ củanước, nước là nước của dân. Các cơ quan đảng và nhà nước là tổ chức được dân ủythác làm công vụ cho dân. Từ thực hành dân chủ cho nhân dân, đến thực hành dânchủ trong Đảng, trong cơ quan, tổ chức, phong cách dân chủ của Bác Hồ là sự thểhiện nhất quán của tư tưởng đạo đức vì dân, vì nước, như Người từng khẳng định5 điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:

- Tuyệt đối trungthành với Đảng, với nhân dân.

- Ra sức phấn đấu đểthực hiện mục tiêu của Đảng.

- Vô luận trong hoàncảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiếnđấu, quyết tâm không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.

- Vô luận trong hoàncảnh nào, cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.

- Hòa mình với quầnchúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến củaquần chúng.

3. Phong cách nêu gương

Theo Hồ Chí Minh, nêugương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiệnthường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói vớiphải đi đôi với làm.

Trước hết, cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối vớingười, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạomà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổiđiều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hàng ngày; đối vớingười, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dốitrá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phảigiữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trên, lên trước việc tư).

Sinh thời, khi nướcnhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang đến gần, Hồ ChíMinh kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng một hành động cụ thể, mười ngày nhịnăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm gươngthực hiện trước. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống “thương người như thểthương thân” của dân tộc, nâng lên thành triết lý hành động cách mạng vì dân,vì nước trong mỗi con người.

Thứ hai, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm và trong suốt cuộc đờihoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấmgương đạo đức mẫu mực cho mọi người học tập và noi theo. Ở Người đã đạt tới sựthống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạođức, đạt tới sự nhất quán giữa công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạođức đời thường. Khi địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng ra sứctự hoàn thiện, trở thành tấm gương đạo đức trọn vẹn. Hồ Chí minh cho rằng: “Nóichung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấmgương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”1.Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lốisống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.

Hồ Chí minh từng dạy:“Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành. Kháng chiến, kiến quốc, taphải cần kiệm. Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã. Trước hết, mình phảilàm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương chodân. Làm gương cả về ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hóa. Không có gì làkhó. Khó như cách mạng mà ta đã làm được và đã thành công. Muốn làm được, taphải: quyết tâm, trí tâm và đồng tâm. Ta nhớ ba chữ ấy, thực hành làm gương nêuba chữ ấy lên, tất là các đồng chí phải thành công”2. Hồ Chí Minhcho rằng, con người nói chung, đặc biệt là người phương Đông, coi trọng thựctiễn hơn lý thuyết. Chính vì thế, Người nhắc nhở đảng viên: “Trước mặt quầnchúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhândân, mình phải làm mực thước cho người bắt chước”3. Tự mình phảichính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khácchính là vô lý.

Thứ ba, để giáo dục bằng nêu gương đạt kết quả cao, Người chủ trương: “Lấy gươngngười tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốtnhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới,cuộc sống mới”4. Trong gia đình, cha mẹ có thể là tấm gương cho cáccon, anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáolà tấm gương cho học trò; trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gươngcho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hàngngày, người cán bộ, đảng viên chẳng những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốtđể trở thành con người có đời tư trong sáng, mà còn phải là tấm gương giúp nhândân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.1,tr.263

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.4, tr.150

3.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.552

4.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.12, tr.558

Hồ Chí Minh thấy đượcmột triết lý sâu xa rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do mồ hôi, nướcmặt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho dân. Cán bộ, đảngviên phải xông xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương mẫu và dám chịu tráchnhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải luôn quyết tâm, bền bỉ, chịuđựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết kịp thời, hiệu quả những nhucầu mà nhân dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để bảo vệ dân, phấn đấu vìsự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức ấy đã tạo nên một phong cáchnêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí Minh, người lãnh tụ kính yêu của cáchmạng Việt Nam, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tưtrong sáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớncho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo.

II/ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH HỒ CHIÍ MINH, NÊU CAOTRÁCH NHIỆM GƯƠNG MẪU CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, NHẤT LÀ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐTCÁC CẤP.

1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo phong cách Hồ ChíMinh

Phong cách Hồ Chí Minhlà tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng, của dân tộc ta, mãi mãi là nguồnsáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi ngườiđến với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Học tập và làm theo phong cách của Ngườicó ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay,giúp cán bộ, đảng viên phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để trở thành nhữngngười có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, luôn gắnbó mặt thiết với nhân dân, luôn lấy lợi ích của nhân dân làm mục đích hoạt độngcủa mình.

Người là tấm gươnggiúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều thiện,chống lại thói hư, tật xấu. Học tập và làm theo phong cách vì dân, trọng dân,gần dân của Người để không ngừng củng cố lòng tin của nhân dân với cán bộ, đảngviên, cũng như củng cố mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Học tập và làm theophong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài đối với sự nghiệp cáchmạng ở nước ta hiện nay.

Những thành tựu to lớntrong công cuộc đổi mới đất nước thời gian qua luôn gắn liền với vai trò củađội ngũ cán bộ, đảng viên; trong đó phải nhắc tới những cố gắng của họ trongviệc rèn luyện phong cách làm việc mới theo gương Bác Hồ. Phần đông đội ngũ cánbộ, đảng viên đã thực hiện tốt nói đi đôi với làm, nêu gương trước cấp dưới.

Mặc dầu vậy, vẫn cònmột bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo , quản lý vẫn bộc lộ nhiềuhạn chế: nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, nói mặtđằng làm một nẻo… Một số cán bộ, đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ giữ vị trílãnh đạo, quản lý còn có những biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiện, cố ý làmtrái đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quanliêu, tham nhũng, chuyên quyền, độc đoán, hống hách với nhân dân … Tình trạngnày không những làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng mà còn làm chokỷ cương, phépnước bị coi thường. Thựctế này vừa phản ánh phong cách làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu mới, vừa phảnánh sự yếu kém về năng lực, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Để khắc phục những hạnchế, yếu kém trong phong cách làm việc, thực hiện có hiệu quả nói đi đôi vớilàm, góp phần xây dựng phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,hội nhập quốc tế hiện nay, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cầntiếp tục đổi mới giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về tưtưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

2. Những vấn đề cần nắm vững khi học tập và làm theo tưtưởng, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là phong cách quần chúng, dân chủ vànêu gương.

Trong phong cách HồChí Minh, một trong những nội dung đặc sắc nhất là phong cách quần chúng. Phongcách này xuất phát từ quan niệm: Nước ta là nước dân chủ, dân là chủ và làmchủ, cán bộ, đảng viên là “công bộc” của dân. Do vậy, trong mọi hoạt động củangười cán bộ, đảng viên phải luôn dựa vào sức mạnh của dân, xuất phát từ lợiích của nhân dân.

Học tập bà làm theophong cách Hồ Chí Minh của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một việc làm rất quantrọng và cấn thiết đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Đây là tráchnhiệm, đồng thời cũng là vinh dự của người cán bộ cách mạng. Do vậy, học tập vàlàm theo phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương của Người, mỗi người cán bộ,đảng viên cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, trong mọi hoạt động lãnh đạo và quản lý, cán bộ,đảng viên phải luôn luôn phát huy vai trò độc lập, tự chủ, sáng tạo, dám nghĩ,dám làm, lấy lợi ích của Đảng, của nhân dân làm cơ sở cho hoạt động của mình.

Đây là một yêu cầu rấtquan trọng đối với người cán bộ, đảng viên, thể hiện vai trò tiền phong gươngmẫu của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. “Đảng viên đitrước, làng nước theo sau”, người đảng viên không sợ khó, không sợ khổ mà phảiđi tiên phong trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải làm gươngtrong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phảicần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm, trong đó chủyếu trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình, phải không tự cao tự đại,tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bìnhđể phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nàophải giữ nguyên tắc để việc công lên trên, lên trước việc tư, đã phụ trách việcgì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việcgì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sứctránh.

Hai là, cán bộ, đảng viên phải luôn gần dân, sâu sát dân,nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Đảng ta là đảng cầmquyền, vì vậy, nhiều cán bộ, đảng viên là những người lãnh đạo, quản lý. TheoChủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phươngpháp lãnh đạo, phong cách quản lý, cách tổ chức, cách đặt kế hoạch phải phù hợpvới quần chúng. “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợptrình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranhđấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, Do đó mà dịnh cách làmviệc, các tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng”1.“Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cầncho quần chúng. Vì vậy, các tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quầnchúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nàohợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấptrên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”2.Trong chế độ xã hội mới, “bao nhiêu lợi ích đều về dân”, do vậy, đội ngũ cán bộphải luôn sâu sát quần chúng, xuất phát từ quần chúng để rèn luyện, điều chỉnhtác phong, phương pháp làm việc. Bên cạnh đó, phải luôn luôn chống thói làmviệc tùy tiện, chủ quan, coi thường quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnhbáo rằng: “nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào“khoét chân cho vừa giày”3.

Ba là, cán bộ, đảng viên phải rèn luyện, điều chỉnh cáchnói, các viết, cách làm việc, cách lãnh đạo cho phù hợp, biết phát huy vai tròcủa dân để làm lợi cho dân.

Cán bộ, đảng viên làcầu nối giữa Đảng với quần chúng, là người đưa đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng đến với quần chúng, là người tổ chức quần chúng thực hiện thắnglợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đối với đội ngũ cán bộ, hiểusâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách là điều quan trọng, nhưng quan trọnghơn là phải làm cho đông đảo quần chúng hiểu đúng, tổ chức cho quần chúng thựchiện đúng và hiệu quả. Muốn vậy, cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, để họccách nói, cách viết, cách làm việc sao cho phù hợp với quần chúng. Người yêucầu đội ngũ cán bộ trong mọi công việc phải luôn ghi nhớ phương châm “Sát quầnchúng, hợp quần chúng”4. Người nhấn mạnh: “cách làm việc, các tổchức, nói chuyện, tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo, v.v của chúng ta, đều phảilấy câu này làm khuôn phép:

“Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng”5

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.248

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.246

3.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.248

4.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.247

5.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.248

Người cho rằng: Độingũ cán bộ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với quần chúng; nói và viết cho phùhợp với trình độ đặc điểm tâm lý, văn hóa của quần chúng là những điều quantrọng. Nhưng quan trọng hơn, phải nói, phải viết, phải giải quyết những vấn đềthiết thực có liên quan cụ thể tới đời sống của quần chúng-đó mới là một ngườicán bộ thực sự sâu sát quần chúng, thực sự hiểu dân, yêu dân.

Để làm được điều đó,Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở đội ngũ cán bộ phải chống thói ba hoa,chủ quan, chống bệnh hình thức, khuôn sáo, Người cho rằng, cách nọi, cách viếtba hoa, sáo rỗng là hệ quả của tác phong quan liêu, thái độ làm việc chủ quan,phương pháp làm việc tuỳ tiện. Những căn bệnh này phá hoại mối quan hệ cán bộquần chúng, làm cho quần chúng mất lòng tin, chán ghét cán bộ.

Bốn là, quá trình xây dựng và thực hiện mọi kế hoạch côngtác, cán bộ, đảng viên phải điều tra, nghiên cứu cụ thể, tỉ mỉ, phải động viênvà phát huy được mọi tiềm năng, sức mạnh của quần chúng.

Cán bộ là người tổchức quần chúng thực hiện mọi kế hoạch. Hiệu quả của các quá trình tùy thuộcvào phương pháp, cách thức xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải chống bệnh chủ quan, tác phong quanliêu, đại khái. Phải xây dựng tác phong điềutra, nghiên cứu trong mọi công tác cũng như trong khi định ra mọi chínhsách của Đảng và của Nhà nước”1. Thực tế đã chứng tỏ, trong hoạtđộng lãnh đạo, quản lý, nếu không sâu sát thực tế, hiểu dân, bám dân, đội ngũcán bộ sẽ không thể hiểu hết được tình tình hình mọi mặt của địa phương, cơquan, đơn vị mình phụ trách; từ đó tất yếu dẫn đến việc đánh giá thiếu chínhxác, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động không phù hợp, không khả thi,không hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu trong mọi công việc “Phải nắm vữngquy luật phát triển của cách mạng,phải tính toán cẩn thận những điều kiệncụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn, cân đối. Chớ đemchủ nghĩa của mình thay cho thực tế”2. Một người cán bộ lãnh đạo,quản lý giỏi, không chỉ biết dựa vào quần chúng để xây dựng kế hoạch cho sát,cho chúng mà phải biết dựa vào quần chúng để tổ chức thực hiện thắng lợi kếhoạch, phải là người biết tổ chức, động viên, huy động được tiềm năng, sức mạnhcủa quần chúng. Để làm được điều đó , đội ngũ cán bộ phải thành tâm học hỏiquần chúng, kiên trì trong việc giáo dục, giác ngộ, lãnh đạo quần chúng. “Muốndân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phảikhéo khơi cho họ nói. Do ý kiến và đề nghị lẻ tẻ của dân chúng, ta phải khéogom góp lại, sắp đặt lại cho có ngăn nắp, thứ tự rồi cùng dân chúng ra sức thihành. Như vậy, vừa nâng cao trình độ của dân chúng, mà cũng vừa nâng cao kinhnghiệm của mình”3, “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ýkiến và kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thựcvới hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành”4

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.10, tr.315

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.10, tr.315

3.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.295

4.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.698

Năm là, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn gương mẫu trongcông tác cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Cán bộ, đảng viên vớitư cách là những người lãnh đạo, quản lý, ví như “cái đầu”, “bộ óc” của quầnchúng nhân dân, do vậy, cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong gương mẫutrong mọi hoàn cảnh. Tiên phong, gương mẫu đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải miệngnói, tay làm, thống nhất lời nói với hành động, thực hiện lý luận gắn với thựctiễn. Đây là những biểu hiện không thể thiếu của tác phong sâu sát thực tế, làyếu tố tạo nên niềm tin của quần chúng. Cơ sở tạo nên sự bền vững của mối quanhệ cán bộ-nhân dân. Mỗi người cán bộ phải hết sức nghiêm túc thực hiện cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, kiên quyết đấu tranh với tệ quan liêu, thamnhũng, lãng phí … Bởi lẽ, cần kiệm, liêm, chính là những giá trị, chuẩn mực cốtlõi nhất của đạo đức cách mạng. Trong thực tế, có thực hiện cần, kiệm, liêm,chính, người cán bộ cách mạng mới được dân mến, dân tin, dân phục, mới có thểcông tâm, sâu sát, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Mặt khác, danh dựvà uy tín của người cán bộ cách mạng biểu hiện tập trung nhất trong hiệu quảcủa hành động cách mạng. Bởi vậy, lãng phí xa hoa, phô trương hình thức luônluôn xa lạ với những người có tác phong sâu sát quần chúng.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Cóngười cho rằng “Phải ăn mặc bảnh mớigiữ được oai tín, giữ được thể diện. Nói thế hết sức sai. Muốn có oai tín thểdiện, thì phải làm việc cho giỏi. Nếu ăn mặc bảnh, mà được oai tín thể diện,thì mấy chàng Sở Khanh chẳng nhiều thể diện oai tín lắm ư”1. Hiệnnay, có không ít cán bộ ăn chơi hoang phí, xa xỉ, trong khi nhân dân còn nhiềungười nghèo khổ, họ không biết hoặc cố tình quên rằng, hoang phí, lãng phí côngsức, tiền của nhân dân “là một tội ác”2. Cũng có không ít cán bộ thểhiện uy tín, thể diện của mình bằng những trang bị vật chất xa hoa mà ít quantâm đến hiệu quả công việc, đến nguyện vọng của quần chúng nhân dân; họ khôngbiết rằng, làm như vậy là họ đã tự xa dân, tự đánh mất đi niềm tin của quầnchúng.

Thực tiễn hơn 82 nămxây dựng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam đã rất chútrọng công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên. Đảng đã đào tạo đượcnhiều thế hệ cán bộ, đảng viên hết lòng vì dân, vì nước, chiến đấu, hy sinh vìhạnh phúc nhân dân, thực sự gắn bó với quần chúng, sâu sát quần chúng. Đội ngũcán bộ, đảng viên được “dân tin, dân phục, dân yêu”3 là nhờ thựchiện nghiêm túc những lời dạy chí tình, chí nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vìlẽ đó mà Đảng đã tạo được niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân, quyết tâmtheo Đảng đến cùng. Đó chính là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sựnghiệp cách mạng.

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.209

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.209

3.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.104

Quán triệt và vận dụngsáng tạo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là phong cách làm việc quần chúng,là bổn phận, danh dự của những người cán bộ, đảng viên tâm huyết với Đảng, vớidân. Đó là giải pháp hữu hiệu nhất để xây dựng người cán bộ cách mạng “Vừahồng, vừa chuyên”, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm choĐảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ cáchmạng, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, là một trong những nhiệm vụtrọng yếu nhất của toàn Đảng, toàn dân ta. Đây thực sự là vấn đề rất quan trọngbảo đảm cho công cuộc đổi mới đang được triển khai rộng khắp trên cả nước tahiện nay giành được thắng lợi. Học tập phong cách Hồ Chí Minh là điều kiện thựchiện có hiệu quả những nội dung quan trọng của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tưBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI: “Một số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay”.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCHHỒ CHÍ MINH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

1. Tổ chức học tập về phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cánbộ, đảng viên

Có thể nói, con người hoạtđộng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của ý thức, vì thế muốn rèn luyện phẩm chất,phong cách cho người cán bộ, đảng viên phụ thuộc không nhỏ vào nhận thức của họvề vấn đề đó. Trên tinh thần đó, muốn nâng cao hiệu quả học tập và làm theophong cách Hồ Chí Minh, trước hết phải tổ chức nghiên cứu, học tập cho đội ngũcán bộ, đảng viên về tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh.

Việc học tập phongcách Hồ Chí Minh là cơ sở để cho bản thân mỗi cán bộ, đảng viên có được nhậnthức đúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đứccách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tính kỷ luật, dânchủ trong tập thể, tinh thần đó phải luôn thể hiện đối với cấp dưới, với quầnchúng nhân dân; luôn có ý thức trau dồi phẩm chất chính trị, tư tưởng, phảithật sự là công bộc của dân, có quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân; đồngthời, có ý thức nghiêm túc khắc phục những khuyết điểm trong phong cách làmviệc và phong cách sống, làm ảnh hưởng đến tổ chức, cơ quan, đơn vị cũng nhưđối với người khác. Trong công việc, người cán bộ, đảng viên phải nêu gương,thể hiện rõ thái độ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể vàcấp dưới, biết tự chỉ trích để tiến bộ.

Việc giáo dục về sựcần thiết, vai trò của phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương của Hồ ChíMinh là cơ sở để cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức và tu dưỡng, rèn luyện đểhoàn thiện nhân cách của người cán bộ cách mạng, thực sự xứng đáng với vai trọvừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, luônluôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao cho.

Việc học tập để nângcao nhận thức cho đảng viên phải được tiến hành thường xuyên, là trách nhiệmcủa mọi tổ chức đảng và đưa vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của mỗi tổ chứcđảng, mỗi tổ chức đoàn thể và cơ quan, đơn vị.

2. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượngvào việc giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên theo phong cách Hồ Chí Minh

Thấm nhuần tư tưởng vàphong cách của Người, để rèn luyện đội ngũcán bộ, đảng viên thực sự đi vào chiều sâu, có hiệu quả trong công tácxây dựng Đảng hiện nay, cần phải phát huy tốt hơn vai trò của tổ chức, các lựclượng.

Một là, đối với các tổchức Đảng:

Thứ nhất, các tổ chức đảng phải khơi dậy ở họ lòng nhiệt tình, sự hăngsay, nhiệt huyết cũng như tình cảm cach mạng, tinh thần vượt khó, không ngạigian khổ để cán bộ phấn đấu hết mình vì lợi ích của nhân dân, sự phát triển củađất nước, tránh những cám dỗ vật chất, mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, cần đổi mới cơ chế, chính sách cán bộ cho phù hợp để tạo ratính tích cực chủ động hơn, nhạy bén hơn, sáng tạo hơn trong học tập của cánbộ, đảng viên. Do vậy, cần xây dựng “Quy chế dân chủ” để cho cán bộ, đảng viêndám nói thật, phản ánh đúng thực tế đang diễn ra. Có như vậy, Đảng mới thu nhậnđược những ý kiến chân thực từ nhiều phía, là cơ sở đề ra những chủ trương đúngđắn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Thứ ba, không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân trí, phát huy vai trò củacác cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể nhân dân, các phươngtiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức,có cơ chế để cho nhân dân tham gia công tác xây dựng Đảng, Đây là giải pháp vừamang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Đảng, cũng nhưtrong việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Do vậy, cáccấp ủy, tổ chức đảng cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựngĐảng; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việcrèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; có cơ chế khenthưởng những cá nhân, cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán nhữnghành động sai trái.

Thứ tư, coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệmcủa từng cá nhân, tổ chức. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra,giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chínhtrị và việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chủtịch Hồ Chí Minh cho rằng: “kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viênvà cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốtcho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức”1.“Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về saukhuyết điểm nhất định bớt đi”2. Vì vậy, Đảng ủy các cấp cần có nghịquyết lãnh đạo sát đúng và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát.Thông qua kiểm tra, giám sát, sẽ quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên ở nơicông tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị, nhất là đi công tác nước ngoài;đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, thoáihóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoànkết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.

Thứ năm, tăng cường hơn nữa tính nghiêm minh của kỷ luật đảng và phápluật của Nhà nước trong các tổ chức đảng và các cơ quan nhà nước. Xử lý kịpthời, nghiêm minh, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị,chứ trách nào. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giáo dục, răn đe đối vớimọi cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh, phòng ngừa những hành vi vi phạm vềtư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Do đó, cần phát động một phong trào sâurộng, liên tục trong quần chúng, bằng các phương tiện thông tin đại chúng, nêugương người tốt, việc tốt, lên án những sai lầm, khuyết điểm của những người viphạm kỷ luật đảng, pháp luật nhà nước, dù họ là ai, giữ cương vị nào.

Hai là, đối với các tổchức quần chúng:

V.I.Lênin dạy rằng:Một trong những nguy cơ lớn nhất, đáng sợ nhất đối với Đảng là tự cắt đứt mốiliên hệ với quần chúng. Thực tiễn cũng chứng minh, ở đâu tổ chức đảng gắn bóvới quần chúng và vai trò của quần chúng được phát huy thì ở đó xuất hiện phongtrào cách mạng của quần chúng, qua đó đội ngũ cán bộ, đảng viên được giáo dục,trưởng thành, tổ chức đảng được củng cố, kiện toàn, phát triển.

Do đó, muốn phát huyđược vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia vào hoạt động giám sát hoạtđộng của cán bộ, đảng viên thì tổ chức đảng cần xây dựng được mối quan hệthường xuyên gắn bó giữa các tổ chức quần chúng. Các chủ trương, nghị quyết củacác tổ chức đảng phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng và lợi ích của quầnchúng trong đơn vị. Tổ chức đảng phải quan tâm củng cố, kiện toàn các tổ chứcquần chúng vững mạnh. Cán bộ, đảng viên phải tích cực tham gia vào sinh hoạt vàhoạt động của các tổ chức quần chúng, lắng nghe tiếp thu ý kiến đóng góp củahọ.

1.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.11, tr.300

2.Hồ Chí Minh: Toàntập, Sđd, t.5, tr.287

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên vànhân dân trong tự học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh

Điều quan trọng đầutiên là người cán bộ, đảng viên phải đứng vững trên lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững các quan điểm, nghị quyết của Đảng. Đó chính làcăn cứ để mỗi cán bộ, đảng viên kiểm tra lại công việc, tư cách và năng lực củamình. Người cán bộ, đảng viên phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp,một lòng một dạ vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Muốn vậy, mỗi cánbộ, đảng viên phải không ngừng học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, khôngngừng tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn, nói đi đôi với làm, luôn tự tudưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng hoàn thiện nhâncách người cán bộ, đảng viên, xứng đáng với vai trò là người lãnh đạo, vừa làngười đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Qui định số 101-QĐ/TWngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnhđạo chủ chốt các cấp yêu cầu cán bộ có chức vụ càng cao thì càng phải gươngmẫu. Một trong những nội dung phải gương mẫu là: tác phong sâu sát thực tế, gầngũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân. Nêu cóý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trungsức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyệnvọng của nhân dân, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền. Kiênquyết đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch vàcác hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân.

Quy định về trách nhiệm nêu gương cũng yêu cầumỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch tudưỡng, rèn luyện theo cương vị công tác của mình và báo cáo với chi bộ, cấp ủynơi công tác để được góp ý, giúp đỡ, giám sát, tạo điều kiện thực hiện, coi đâylà một trong những căn cứ để đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm.

Để thực hiện tốt nhữngyêu cầu trên đây, mỗi cán bộ, đảng viên hằng ngày đều tự xem xét lại mình, xemxét cái gì đúng, cái gì sai, nguyên nhân vì đâu và suy nghĩ, tìm cách sửa chữađể làm việc tốt hơn, sống đẹp hơn. Người cán bộ, đảng viên cần khiêm tốn lắngnghe, tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, của quần chúng, của cấp dưới từ đóchuyển thành nhận thức và hành động tự giác. Đây là vấn đề rất quan trọng đốivới việc rèn luyện phong cách người cán bộ cách mạng. Chính phong cách đó là cơsở để cho hoạt động của người cán bộ ngày càng hiệu quả, và là tấm gương đốivới quần chúng nhân dân, góp phần củng cố lòng tin của họ vào sự lãnh đạo củaĐảng đối với sự nghiệp cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật, và chính Người là một mẫu mực về tinh thầndân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn quan tâmđến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán “óc lãnh tụ”, phêphán thói “quan cách mạng”, phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quầnchúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó lànhững căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.

Học tập và làm theoNgười, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phảitôn trọng nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của xã hội. Mọibiểu hiện dân chủ hình thức, hay ngược lại, dân chủ quá trớn, lợi dụng dân chủđể “kéo bè, kéo cánh”, để để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi, hoặcchuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên pháp luật, làm cho nhândân bất bình, cần phải bị lên án và loại bỏ.

Học tập đạo đức Hồ ChíMinh, tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào, phảigần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm củamình khi dân còn nghèo, đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với nhândân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, tổchức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói, nghèo. Nhân dân làngười thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên,đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát huyưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

Học tập và làm theophong cách Hồ Chí Minh nhằm mục đích làm cho cán bộ, đảng viên và mỗi người dânkhông ngừng rèn luyện để hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách của mình, đáp ứngyêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, của thời đại mới. Việc học tậpvà rèn luyện đó sẽ giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân phát huy ưu điểm,khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ và phát triển.

Hiện nay, khi mà toànĐảng, toàn dân đang thực hiện Chỉ thị cố 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chínhtrị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhvà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay”, thì việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh, nhất là phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, có ý nghĩa rấtto lớn, góp phần làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác cóhiệu quả thiết thực hơn.

***

Học tập, làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh, bao thế hệ cán bộ, đảng viên ta trở thành nhữngngười tiền phong gương mẫu của Đảng, được quần chúng, nhân dân tin tưởng, yêumến, quý trọng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn tự rèn luyện, học tập,không ngừng hoàn thiện về phẩm chất và nhân cách, thì nhất định điều tốt sẽđược nhân lên, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm sẽ được ngăn chặn và khắcphục. Đảng ta giữ vững được danh hiệu cao quý mà truyền thống cách mạng củaĐảng và nhân dân đã hun đúc lên “Đảng ta quang minh chính đại”, “Đảng ta là đạođức, là văn minh”, là “Hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dântộc”, để giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, xứng đáng là người lãnh đạo đấtnước, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tài liệu sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị năm 2013 về Học tập và làm theo tấm gương đức Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO