Kỷ niệm 70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam: Từ Đề cương văn hóa Việt Nam đến đường lối văn hóa của Đảng hiện nay

11/04/2013 10:02

ề cương về văn hóa Việt Nam (năm 1943) của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam do cố Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo là một văn kiện lịch sử quan trọng, thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, thật sự nhân văn và dân chủ...

ADQuảng cáo

Ðề cương về văn hóaViệt Nam (năm 1943) của Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam do cố Tổng Bí thưTrường Chinh khởi thảo là một văn kiện lịch sử quan trọng, thể hiện ý chí,nguyện vọng của cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa tiến bộ,thật sự nhân văn và dân chủ; thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, tầm nhìn chiếnlược của Ðảng đối với sự phát triển của đất nước, ngay từ khi cách mạng cònchưa giành được chính quyền.



Nghệnhân K'KRang ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo (Đắk R'lấp) truyền dạy diễn tấu nhạc cụM'nông cho thế hệ trẻ. Ảnh: Ngọc Tâm


Mặc dù Ðề cương vănhóa Việt Nam mới chỉ ra những nét đại cương, định hướng cho sự nghiệp xây dựngvà phát triển nền văn hóa mới dưới sự lãnh đạo của Ðảng nhưng là cơ sở lý luậnvà thực tiễn vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho các luận điểm, các chủtrương, chính sách của Ðảng về văn hóa, văn nghệ. Việc tiếp tục nghiên cứu cácgiá trị lý luận và thực tiễn của Ðề cương văn hóa Việt Nam vẫn là công việc đầyý nghĩa đối với công tác nghiên cứu lý luận nói chung, lý luận văn hóa, vănnghệ nói riêng, nhất là trong tình hình hiện nay.

Thời kỳ ra đời của Ðềcương là thời kỳ mà dân ta hầu hết còn thất học. Thực dân Pháp, phát-xít Nhậtáp đặt tròng văn hóa nô dịch theo quyền lợi của thực dân đế quốc. Ðội ngũ tríthức phân tán, bọn vô chính phủ không ngừng tô vẽ cho mình, xuyên tạc lý luậncủa chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc và hạ thấp dân tộc, đề ra nhiều loạnthuyết về các kiểu “tân văn hóa”. Nhiều trí thức chân chính nhận ra tinh thầndân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc đang bị mai một hoặc không được thừa nhận màđem lòng lo lắng.

Ngày 25/2/1943, Hộinghị Thường vụ Trung ương đề ra nhiệm vụ: Ðảng cần phải phái cán bộ chuyên mônvề hoạt động văn hóa, để phát động một phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứuquốc chống lại văn hóa phát-xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội,Sài Gòn, Huế... phải gây dựng những tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng nhữnghình thức công khai hay bán công khai để đoàn kết các nhà văn hóa và tríthức...

ADQuảng cáo

Năm 1946, Chủ tịch HồChí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Ðảng ta luôn đổimới phương thức lãnh đạo theo hướng vừa bảo đảm cho văn hóa, văn học, nghệthuật phát triển đúng hướng, vừa bảo đảm thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhântrong sáng tạo văn hóa, văn nghệ trên cơ sở phát huy trách nhiệm, tính tự giáccao của trí thức, văn nghệ sĩ. Phải quan tâm xây dựng văn hóa từ trong Ðảng,trong bộ máy nhà nước như Bác dạy: “Ðảng ta là đạo đức, là văn minh”. Tất cảnhững vấn đề ấy đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống, bản lĩnh văn hóa ViệtNam để phân tích và lựa chọn.

70 năm qua, Ðảng taluôn quan tâm gìn giữ và phát triển nền văn hóa của dân tộc.Quán triệt những tư tưởng định hướng, mởđường của Ðề cương văn hóa Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấphành Trung ương (khóa VIII) tháng 7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã xác định: “Văn hóa là nền tảngtinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”,“Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Ðảng lãnh đạo,trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”.

Nghị quyết Ðại hội Xcủa Ðảng, về lĩnh vực văn hóa là: Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chấtlượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽvà đồng bộ hơn với phát triển kinh tế- xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọilĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách conngười Việt Nam,bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Ba lĩnh vực cần tập trung thực hiện là “xâydựng môi trường, lối sống và đời sống văn hóa của mọi người dân ở cơ sở...;khuyến khích sáng tạo văn học, nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm, công trình cógiá trị nghệ thuật...; xây dựng và nâng cấp đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa,chú trọng các công trình văn hóa lớn, tiêu biểu”.



Phụcdựng lễ cúng được mùa của đồng bào M'nông. Ảnh: Ngọc Tâm


Ðại hội XI của Ðảngxác định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, pháttriển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhânvăn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộđời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh củaphát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộngđồng các dân tộc Việt Nam,...Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định vàbiểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém,đấu tranh chống những biểu hiện phản văn hóa”.

Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinhhoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sửhàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong bản sắc văn hóa Việt Nam có bản sắcvăn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tuy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểusố Tây Nguyên hòa quyện trong bản sắc văn hóa Việt Nam, nhưng mỗi dân tộc thiểu số ởđây cũng có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng cần được giữ gìn, bảo tồnvà phát triển. Nghị quyết Ðại hội lần thứ X Ðảng bộ tỉnh Ðắk Nông chỉ rõ: “Bảotồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng củahoạt động văn hóa, do đó cần tiếp tục đổi mới các hoạt động văn hóa để giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc”.

Đặng XuânLê

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam: Từ Đề cương văn hóa Việt Nam đến đường lối văn hóa của Đảng hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO