Cây dâu, con tằm ở Tân Thịnh

22/11/2012 09:49

Năm 2010, Hợp tác xã Nông nghiệp-Dịch vụ-Du lịch Tân Thịnh (HTX Tân Thịnh) ở xã Quảng Khê (Ðắk Glong) đưa cây dâu nuôi tằm có chất lượng cao về địa phương và hướng dẫn bài bản về kỹ thuật cho nông dân triển khai trồng...

ADQuảng cáo

Năm 2010, Hợp tác xãNông nghiệp-Dịch vụ-Du lịch Tân Thịnh (HTX Tân Thịnh) ở xã Quảng Khê (ÐắkGlong) đưa cây dâu nuôi tằm có chất lượng cao về địa phương và hướng dẫn bàibản về kỹ thuật cho nông dân triển khai trồng. Qua 2 năm phát triển, nghề trồngdâu, nuôi tằm đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân nơi đây.



Bà Bùi ThịHồng, Chủ nhiệm HTX Tân Thịnh đã đưa các giống dâu cao sản về trồng ở xã QuảngKhê


Chị Hoàng Thị Hải, ởthôn 8, xã Quảng Khê cho biết: “Nghề trồng dâu, nuôi tằm đã giúp gia đình tôicó việc làm và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Chỉ hơn 4 sào đất trồng dâunhưng trung bình mỗi tháng, gia đình tôi cũng nuôi được 2 hộp tằm, đạt khoảng90 kg kén. Với giá kén hiện nay khoảng 115.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phínhư mua trứng tằm, công chăm sóc thì gia đình cũng còn lãi 8 triệu đồng. Nếuchú ý học hỏi kỹ thuật thì nghề nuôi tằm cũng ít tốn công và cũng không sợ rủiro nhiều nữa vì cây giống, chất lượng con tằm tốt”.

Nhiều hộ nông dân ở QuảngKhê như anh Phạm Văn Hiệp, chị Trần Thị Xuyến ở thôn 11, giờ phát triển thànhnghề chuyên trồng dâu, nuôi tằm có quy mô nhiều héc ta. Riêng gia đình bà BùiThị Hồng, Chủ nhiệm HTX chỉ trồng 3 ha dâu, nuôi tằm nhưng mỗi tháng thu nhậptới 50 triệu đồng, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho 4-5 lao động. Xuấtphát từ một nông dân có kinh nghiệm về nghề trồng dâu, nuôi tằm, bà Hồng thấyÐắk Glong có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng nghề này.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Bà Hồng cho biết: “Bắtđầu từ năm 2010, HTX triển khai cho xã viên và bà con nông dân trong vùng trồngdâu, nuôi tằm và hiện nay diện tích trồng dâu đang tăng lên. Toàn huyện đã có30 ha đất đã trồng dâu. Thời gian qua, HTX đã cung cấp các loại giống cây dâu,tằm cho xã viên và nông dân trong vùng và nhận mua kén tằm cho họ. Ở Ðắk Glong,nhiều xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp trồng dâu và nuôi tằm, trong đó,ở xã Quảng Khê, nông dân đang phát triển nghề này khá thuận lợi. Cây dâu trồngở Ðắk Glong phát triển tốt, chất lượng lá xanh, dày nên đạt sản lượng cao cònchất lượng kén cũng đạt tiêu chuẩn tốt. Sản phẩm của HTX được bán lại cho mộtcơ sở chế biến tơ tằm ở Bảo Lộc (Lâm Ðồng) và được bạn hàng đánh giá cao”.

Nhiều hộ đồng bào dântộc thiểu số sau khi được HTX hướng dẫn cách trồng dâu, nuôi tằm cũng đã ápdụng vào sản xuất đạt hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống.

Hiện nay, HTX Tân Thịnh có 8 xã viên tham giagóp vốn và trên 30 hộ đã mua cây giống, con giống và đang bán kén cho đơn vị.Ngoài những giống dâu thuần chủng đạt tiêu chuẩn tốt thì hiện nay, HTX đang chútrọng đưa các giống dâu cao sản về cho xã viên và nông dân xung quang trồng.Cây dâu cao sản cho sản lượng lá gần gấp đôi giống dâu thuần chủng, đạt khoảng30-35 tấn lá/ha/năm, đáp ứng nhu cầu lá cho 10 hộp tằm và sẽ cho khoảng 3,5 tạ kén.

Nhận thấy nghề trồngdâu nuôi tằm là hướng phát triển kinh tế phù hợp với nông dân địa phương nênUBND xã Quảng Khê đã khuyến khích HTX Tân Thịnh phát triển nghề này. Hiện nay,UBND huyện Ðắk Glong đã đồng ý giao trên 25 ha đất sình cho HTX để phát triểnnghề trồng dâu, nuôi tằm ở địa phương.

Về hướng phát triểncủa HTX trong thời gian tới, theo bà Hồng thì HTX khi vùng nguyên liệu đượcphát triển lên hơn 50 ha, đơn vị sẽ xây dựng xưởng sơ chế sản phẩm tơ tằm tạihuyện Ðắk Glong, vừa tăng thêm lợi nhuận cho người trồng dâu, nuôi tằm, vừa gópphần giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương. HTX cũng mong muốn, cácngành và địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho đơn vị như chuyển giaokhoa học, công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn… để phát triển các dịch vụ trồngdâu, nuôi tằm.

Bài, ảnh:Phan Đinh

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cây dâu, con tằm ở Tân Thịnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO