Pháp luật

Diện tích phá rừng ở Đắk Nông tăng 19,1%

Nhóm P.V 04/07/2024 14:06

Sáng 4/7, tham gia thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, khóa XII, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho rằng, tái sinh rừng là giải pháp quan trọng nhất trong công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay.

Theo dự thảo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Đắk Nông xảy ra 166 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, trong đó khai thác rừng trái pháp luật 11 vụ với 9,442m³ gỗ các loại; vận chuyển, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật 16 vụ với 10,49 m² gỗ các loại; vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản 1 vụ.

Toàn tỉnh cũng xảy ra 42 vụ vi phạm quy định về phòng, chống cháy rừng, trong đó huyện Đắk Glong 5 vụ cháy rừng với 1,6687ha; 32 vụ cháy cây trồng chưa thành rừng với 39,2353ha; TP. Gia Nghĩa 2 vụ cháy cây trồng chưa thành rừng với 1,883ha; huyện Tuy Đức 3 vụ cháy rừng với 0,4254ha.

Tình trạng phá rừng vẫn còn diễn ra. Toàn tỉnh xảy ra 96 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích thiệt hại 24,10ha, diện tích phá rừng tăng 19,1% (3,86ha) so với cùng kỳ năm 2023.

Thảo luận tại tổ 1, đồng chí Vũ Tiến Lư, Bí thư Huyện ủy Đắk Glong cho rằng, hiện nay, huyện đang gặp khó về giáo viên, trường học cho học sinh ở xã Quảng Hòa
Thảo luận tại tổ 1, đồng chí Vũ Tiến Lư, Bí thư Huyện ủy Đắk Glong cho rằng, hầu hết các vụ cháy cây trồng chưa thành rừng thuộc diện tích giao khoán người dân trồng

Liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng chí Vũ Tiến Lư, Bí thư Huyện ủy Đắk Glong cho biết, hầu hết các vụ cháy cây trồng chưa thành rừng trên địa bàn huyện vừa qua thuộc diện tích giao khoán người dân trồng. Địa phương đã chỉ đạo xác định nguyên nhân là cháy chủ ý hay vô ý.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Đắk Glong lý giải, việc giao khoán cho người dân dẫn đến tình trạng hết tiền là không làm, không chăm sóc. Do đó, tỉnh cần rà soát, chỉ đạo các chủ rừng tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ diện tích cây rừng chưa thành rừng; đồng thời chỗ nào tái sinh nên để tái sinh nhằm mang lại hiệu quả. Hơn nữa, trên địa bàn huyện, rừng phân tán, nhỏ lẻ trong khi nhân lực, vật lực hạn chế. Do đó, tỉnh chỉ đạo các chủ rừng phối hợp chặt chẽ với chính quyền, khi xảy ra sự việc thì tất cả cùng vào cuộc mới hạn chế được tình trạng phá rừng này.

Phát biểu thảo luận tại tổ 1đồng chí Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, việc tốt nhất, hiệu quả nhất là tái sinh rừng
Phát biểu thảo luận tại tổ 1, đồng chí Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, việc tốt nhất, hiệu quả nhất là tái sinh rừng

Đồng chí Lê Trọng Yên, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương cần thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá xem nguyên nhân xảy ra cháy rừng, phá rừng là do đâu, cấp huyện, xã hay cơ chế chính sách, phối hợp.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, việc tốt nhất cần làm để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng là tái sinh rừng. Hiện nay, khi giá cả cà phê, hồ tiêu tăng cao dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Vì vậy, các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ rừng cho người dân.

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Diện tích phá rừng ở Đắk Nông tăng 19,1%
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO