Kinh tế

Cao tốc và kỳ vọng mở ra chương mới cho Đắk Nông

Lê Đình Phước 28/06/2024 09:15

Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá, mở ra chương mới cho Đắk Nông và Tây Nguyên.

bìa máy tính final1
ến sinh sống tại thôn Quảng Lợi, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp gần 30 năm, ông Trương Vũ Đình Nhựt không nghĩ rằng hạ tầng giao thông trên địa bàn lại thay đổi được như hôm nay.
2.jpg

Đến sinh sống tại thôn Quảng Lợi, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp gần 30 năm, ông Trương Vũ Đình Nhựt không nghĩ rằng hạ tầng giao thông trên địa bàn lại thay đổi được như hôm nay.

Toàn bộ hệ thống được liên xã, liên thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa đến 90%. Những trục đường tỉnh lộ, quốc lộ đi qua địa bàn dần được nâng cấp, mở rộng.

Nhớ lại thời điểm cách đây khoảng hơn 20 năm, ông Nhựt không khỏi ngao ngán. Hồi đó, những con đường đất đỏ mù mịt bụi vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa.

Việc đi lại, thông thương hàng hóa gặp quá nhiều khó khăn. Mỗi lần có người thân phải đi bệnh viện, quãng đường lên Đắk Lắk hay TP. Hồ Chí Minh là cả sự ám ảnh.

dji_0705.jpg
Đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê, đoạn đi qua bon Buzarah, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R'lấp

Nhưng giờ đây, đường giao thông đã cơ bản đồng bộ. Người dân còn nghe tin Đắk Nông sắp được Trung ương đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc và tuyến đường ấy sẽ đi ngang qua thôn Quảng Lợi.

Ông Nhựt cho hay: "Qua nắm bắt thông tin của tôi thì cao tốc sẽ đi qua thôn khoảng 2km và ảnh hưởng tới một số hộ dân trong thôn. Chưa biết khi nào dự án triển khai nhưng nghe thông tin chúng tôi rất phấn khởi".

Cán bộ và người dân bon Buzarah, xã Nghĩa Thắng không giấu được niềm vui khi nghe tin cao tốc sắp được xây dựng và đi qua địa bàn
Cán bộ và người dân bon Buzarah, xã Nghĩa Thắng không giấu được niềm vui khi nghe tin cao tốc sắp được xây dựng và đi qua địa bàn

Cách đó không xa, những người dân ở bon Buzarah, xã Nghĩa Thắng cũng không giấu được sự vui mừng khi nghe thông tin về cao tốc.

Ông Trịnh Đình Đông, ở bon Buzarah chia sẻ: "Có đường cao tốc người dân chúng tôi rất mong chờ, rất mừng. Được cao tốc thì đường trên đất nước Việt Nam mình sẽ giàu mạnh. Chúng tôi cũng mong Nhà nước khi thu hồi đất thì đền bù, hỗ trợ người dân cho thỏa đáng để người dân ổn định cuộc sống".

Theo Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thắng Đoàn Huy Cường, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ đi qua 6 xã của huyện Đắk R’lấp, trong đó có xã Nghĩa Thắng.

Khi nghe thông tin có đường cao tốc thì chính quyền, Nhân dân các dân tộc địa phương rất phấn khởi và ủng hộ việc triển khai dự án. Bởi hiện địa phương chỉ có 1 con đường đi qua và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

32.jpg

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, chính quyền đã tổ chức họp dân để thông tin về dự án. Cao tốc đi qua địa bàn xã Nghĩa Thắng nên công tác quản lý mốc giới được thực hiện rất nghiêm.

Chính quyền vận động người dân không xây dựng công trình, trồng cây mới ở khu vực mốc giới đã được cắm.

Ông Cường cho hay: "Người dân rất đồng tình và mong dự án sớm được triển khai. Mong rằng cao tốc sẽ tạo ra động lực to lớn cho kinh tế - xã hội địa phương".

Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đi qua duy nhất huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp Trần Công Dũng, khi có cao tốc sẽ nâng cao vai trò cạnh tranh của cả vùng Tây nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng. Cao tốc sẽ góp phần kết nối đồng bộ với khu vực Đông Nam Bộ và đường Hồ Chí Minh.

39.jpg

“Cao tốc là mơ ước ấp ủ của chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Đắk R’lấp nói riêng, tỉnh Đắk Nông nói chung nên nhận được sự đồng thuận cao”, ông Dũng nhấn mạnh.

Một trong những doanh nghiệp lớn rất kỳ vọng vào cao tốc đó là Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Alumin Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp.

box.jpg

Theo Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV Ngô Tố Ninh, hiện mỗi ngày, có khoảng 100 lượt xe tải trọng lớn cung cấp các vật tư cho hoạt động của Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Số lượng vận chuyển alumin đi tiêu thụ cũng tương ứng gần 100 xe.

So với trước đây, đường Hồ Chí Minh đã được nâng cấp, cải tạo nên vận chuyển hàng hóa đã thuận lợi hơn. Nhưng với lưu lượng hiện tại thì chưa đáp ứng được.

img_9169.jpg
Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đến - đi của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV khá lớn và sẽ tăng khi Nhà máy Alumin Nhân Cơ nâng công suất

Vào những giờ cao điểm, Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV phải dừng vận chuyển để hạn chế tác động về an toàn giao thông tới hoạt động của các đơn vị, nhất là trường học trên địa bàn.

Phần lớn lượng hàng hóa đến - đi Nhà máy Alumin Nhân Cơ là từ các cảng biển lớn ở TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận với quãng đường bình quân khoảng 260km. Mỗi ngày, 1 xe tải trọng lớn chỉ vận chuyển được 1 - 2 lượt vì đường nhỏ, hẹp, phải di chuyển với tốc độ chậm.

33.jpg

Ông Ninh cho biết, nếu có cao tốc thì việc vận chuyển hàng hóa của công ty sẽ thuận tiện và rút ngắn thời gian hơn nhiều.

Đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp, cần huy động nhân lực, vật lực, trang thiết bị… cũng sẽ nhanh chóng hơn. Cao tốc không chỉ giúp công ty mà còn tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển của Đắk Nông.

Mong mỏi của người dân, chính quyền và doanh nghiệp Đắk R'lấp về cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Video: Cao Biên
1.jpg

Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Cao tốc có tổng chiều dài 128,8km, trong đó đoạn đi qua Đắk Nông dài 27,8km và đi qua Bình Phước 101km.

Theo quy hoạch, tuyến cao tốc này gồm 6 làn xe (rộng 32,25m) với việc giải phóng mặt bằng được thực hiện một lần. Trong giai đoạn 1, dự án được đầu tư phân kỳ với quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (rộng 24,75m) với tốc độ thiết kế 100 - 120 km/giờ.

Tổng mức đầu tưu cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sơ bộ là 25.540 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước tham gia 12.770 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 10.500 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.200 tỷ đồng) và vốn nhà đầu tư 12.770 tỷ đồng.

Thong tin cao toc

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định, việc đầu tư cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là hết sức cần thiết.

Tuyến được với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII và các kết luận, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Quốc hội. Mục tiêu đến năm 2030, cả nước có 5.000km đường bộ cao tốc.

Dự án còn góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ nói riêng.

Dự án từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch liên kết vùng, tạo ra động lực, sức lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cao tốc góp phần phát triển phương thức vận tải bền vững, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

dau tu

Theo Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Đắk Nông Nguyễn Nhân Bản, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây. Đây là trục đường giao thông quan trọng kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Việc đầu tư cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ giải quyết “điểm nghẽn” về hạ tầng giao thông, góp phần hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch.

Dự án không chỉ mở ra không gian phát triển cho 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước mà còn tác động rất lớn đến việc đi lại, việc kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và cả nước.

37.jpg

Phát biểu tại các phiên thảo luận của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông luôn bày tỏ niềm khao khát về một tuyến đường cao tốc.

Con đường ấy không chỉ là động lực phát triển kinh tế - xã hội mà còn là “con đường nghĩa tình”, con đường “đền ơn đáp nghĩa” cho đồng bào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Đồng chí Ngô Thanh Danh, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông cho rằng, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) không chỉ có ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội mà còn bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hơn nữa, đây còn là con đường “đền ơn đáp nghĩa”.

36.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông lý giải, trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ và chiến tranh biên giới, đồng bào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã cống hiến, hy sinh rất lớn.

Nhân dân mơ ước có một con đường để kết nối Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trước hết là kết nối Đắk Nông với Bình Phước.

“Tôi mong rằng ước mơ về cao tốc sẽ sớm trở thành hiện thực. Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) chắc chắn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ, mở ra một chương mới cho Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung”, ông Danh cho hay.

3.jpg

Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là niềm mơ ước, sự khao khát của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Nông.

Trong suốt thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã phối hợp tích cực với tỉnh Bình Phước và các bộ, ngành Trung ương để xúc tiến cho dự án này sớm triển khai.

Trong suốt nhiều năm qua, tỉnh Đắk Nông đã có nhiều buổi làm việc, họp bàn về cao tốc. Mặc dù dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tỉnh Đắk Nông đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, toàn diện.

Mục tiêu của Đắk Nông là chuẩn bị mọi điều kiện để sẵn sàng bắt tay làm ngay khi cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được phê duyệt.

Theo quy hoạch, cao tốc đi qua huyện Đắk R’lấp dài 27,8km. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) khoảng 1.110ha, trong đó riêng tỉnh Đắk Nông khoảng 261ha.

mat bang

Dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã được tỉnh Đắk Nông tích hợp với quy hoạch sử dụng đất và danh mục thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất.

Theo khái toán của UBND huyện Đắk R’lấp, có 408 hộ dân bị ảnh hưởng thu hồi đất với khoảng 260 trường hợp được bố trí tái định cư. Tổng kinh phí phục vụ giải phóng mặt bằng khoảng 662 tỷ đồng.

z5545595928361_6f677d357cfbcd65ebdb2c11e0dfe4a8.jpg
Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được kỳ vọng sẽ giảm tải lưu lượng và giảm nguy cơ tai nạn giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh

Tỉnh Đắk Nông đã có sự chuẩn bị trước cho công tác giải phóng mặt bằng cho cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Ngay từ tháng 7/2022, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị tăng cường công tác hiện trạng, phạm vi lộ giới quy hoạch tuyến cao tốc này.

Huyện Đắk R’lấp đã tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động người dân về dự án. Phần lớn người dân trong khu vực bị thu hồi đất ủng hộ cao với việc cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) triển khai.

Huyện Đắk R’lấp đã chuẩn bị 6 khu tái định cư trên địa bàn để phục vụ cho người dân bị thu hồi đất, đủ điều kiện bố trí tái định cư.

Về nhu cầu vật liệu xây dựng, cao tốc đi qua Đắk Nông cần khoảng 130.000m3 cát, 690.000m3 đá. Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 mỏ cát đang hoạt động với công suất khai thác 182.000 m3/năm.

Đắk Nông có 25 mỏ đá còn giấy phép khai thác với công suất khoảng 1,46 triệu m3/năm. Như vậy, các mỏ đá và cát hiện đáp ứng đủ nhu cầu cho đoạn cao tốc đi qua địa bàn.

z5545595921120_a6de23fc82cfb163a921d6d28198e7dc.jpg
Cách đây gần 10 năm, đường Hồ Chí Minh (Trong ảnh là đoạn qua TP. Gia Nghĩa) đã tạo ra động lực to lớn cho kinh tế - xã hội Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung

Vật liệu đất đắp là lo ngại lớn đối với các công trình, dự án. Cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) cần khoảng 2,58 triệu m3 đất đắp.

Theo quy hoạch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì huyện Đắk R’lấp có 19 mỏ đất đắp với trữ lượng khoảng 9,2 triệu m3. Trữ lượng đất đắp đã được quy hoạch đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho cao tốc.

Đối với bãi đổ thải, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao cho UBND huyện Đắk R’lấp rà soát, bổ sung các bãi đổ thải và quy hoạch sử dụng đất của địa phương để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tỉnh Đắk Nông cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham khảo thủ tục thực hiện các dự án cao tốc hiện nay đang triển khai. Trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, hướng dẫn các thủ tục nhằm đủ điều kiện đổ thải theo quy định, tránh vướng mắc phát sinh.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông Y Quang BKrông, cao tốc là con đường quan trọng đối với tỉnh Đắk Nông. Việc chuẩn bị cho cao tốc được tỉnh Đắk Nông thực hiện sớm và chủ động.

40.jpg

Tháng 6/2022, HĐND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết thống nhất chủ trương thực hiện dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Tỉnh Đắk Nông cam kết bối trí 1.000 tỷ đồng từ các nguồn: cân đối ngân sách địa phương, nguồn tăng thu và tiết kiệm chi, nguồn dự phòng vốn đầu tư trung hạn và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện dự án.

“Đắk Nông đang rà soát, chuẩn bị sẵn sàng việc giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, tái định canh cho người dân. Tỉnh cũng tích cực phối hợp với Bình Phước và các bộ, ngành Trung ương đề xuất các cơ chế đặc thù để triển khai dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) thuận lợi hơn”, ông Y Quang BKrông cho hay.

duong.jpg

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười, Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông. Khu vực Tây Nguyên có diện tích rộng lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh - quốc phòng.

Tuy nhiên, Tây Nguyên hiện chỉ có chưa tới 20km đường cao tốc (cao tốc Liên Khương - Prenn, dài 19,2km tại Lâm Đồng) là quá khiêm tốn.

Để chuẩn bị cho cao tốc, Đắk Nông đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban.

Tỉnh cũng ban hành các chỉ thị liên quan tới việc quản lý mốc lộ giới. UBND tỉnh đã giao các sở, ngành, địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt để quyết tâm triển khai dự án ngay sau khi được phê duyệt.

38.jpg

Nội dung, ảnh: Lê Phước

Trình bày, đồ họa: Thế Huy - Nguyễn Hiền

Đọc tiếp
    Nổi bật
        Mới nhất
        Cao tốc và kỳ vọng mở ra chương mới cho Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO