Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước: Tạo đà để tiến tới “chính quyền điện tử cấp tỉnh”

22/08/2011 09:16

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà, nhất là trong hoạt động quản lý Nhà nước...

ADQuảng cáo

Thờigian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên địa bàn tỉnh đã gópphần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnhnhà, nhất là trong hoạt động quản lý Nhà nước. Vì vậy, hiện tại, bên cạnh việcđầu tư về hạ tầng CNTT, các cấp, các ngành và địa phương của tỉnh cũng đang tậptrung khắc phục các tồn tại trong công tác ứng dụng, để tiến tới xây dựng ĐắkNông trở thành “chính quyền điện tử cấp tỉnh” vào năm 2015.



Ứng dụng côngnghệ thông tin mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực                 Ảnh:Quốc Sỹ


ADQuảng cáo

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, hiệnnay, trên địa bàn tỉnh, cơ sở hạ tầng CNTT đã được đầu tư tương đối đồng bộ,từng bước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các cơ quan hành chính Nhànước. Theo đó, đến nay, tại các sở, ngành của tỉnh đã trang bị được trên 800máy tính, đạt tỷ lệ 97,5%. Trong đó, 20/23 đơn vị đã có máy chủ; 19/23 đơn vịđã có mạng LAN; 100% đơn vị được kết nối internet tốc độ cao; 7 huyện, thị xã(trừ Tuy Đức) đã được kết nối diện rộng (WAN) với Văn phòng Tỉnh ủy… Tuy nhiên,trong thời gian qua, mặc dù hạ tầng CNTT đã được đầu tư phát triển mạnh nhưngcông tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong nội bộ cơ quan Nhà nước vẫnchưa được nhiều đơn vị chú trọng. Các đơn vị được kết nối mạng LAN thì chỉ mớidừng lại ở việc cài đặt các phần mềm diệt vi rút, spyware. Một số đơn vị cótrang thông tin điện tử lại đang phải thuê không gian lưu trữ của nhà cung cấpdịch vụ. Vì thế, hiện nay, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo mật, an ninh thông tincho các website của tỉnh đang phụ thuộc rất lớn vào năng lực của các doanhnghiệp. Tại một số cơ quan của tỉnh như Sở Kế hoạch & Đầu tư; Sở Khoa học& Công nghệ, Sở Nội vụ… mặc dù đã triển khai sử dụng phần mềm văn phòngđiện tử, nhưng vẫn còn hạn chế về mức độ lưu trữ công văn. Các đơn vị này cũngchưa khai thác được các ứng dụng phần mềm trong công tác giao việc, kiểm tra,đôn đốc… Được biết, trong năm 2010, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợpvới Ban Quản lý chương trình cải cách hành chính của tỉnh để triển khai thíđiểm phần mềm văn phòng điện tử tại 14 đơn vị. Song, phần mềm này lại chỉ mớiđược sử dụng để trao đổi văn bản nội bộ qua mạng, chứ chưa được thực hiện liênthông giữa các đơn vị với nhau. Toàn tỉnh cũng mới có 1 điểm cầu duy nhất đặttại Văn phòng UBND tỉnh để phục vụ cho các cuộc họp trực tuyến giữa địa phươngvới Chính phủ. Trong khi đó, phần lớn cán bộ phụ trách CNTT ở các cấp, ngành lạiđang kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ nên gặp nhiều khó khăn trongviệc quản trị mạng và vận hành hệ thống...

Vì vậy, để tiến tới mục tiêu xây dựngChính phủ điện tử trên toàn quốc thì việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơquan hành chính Nhà nước đang được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu. Theo kế hoạch, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ phấn đấu đạt tỷ lệ chi ngânsách cho CNTT đạt ít nhất 1,2% so với tổng chi ngân sách của toàn tỉnh. Trongđó, 10% cho phát triển nguồn nhân lực CNTT, 30% cho phần mềm và cơ sở dữ liệuvà phần còn lại dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các chi phí khác. Sự quantâm to lớn này sẽ góp phần đảm bảo cho các cuộc họp giữa Chính phủ, UBND tỉnhvới các sở, ngành, huyện, thị xã được thực hiện đồng bộ trên môi trường mạng.Thông qua đó, các tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp sẽ được cung cấptrước cho đại biểu thông qua internet, để giảm thiểu thời gian đọc báo cáo. Mụctiêu đến năm 2015, Đắk Nông cũng sẽ hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh,để cung cấp hầu hết các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời, tích hợp các hệ thống thông tin và tạolập môi trường mạng rộng khắp, phục vụ đa số các hoạt động của cơ quan Nhànước. Theo đó, 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện sẽ có địa chỉ thư điện tửđể trao đổi thông tin và liên lạc; 70% văn bản, tài liệu chính thức trao đổigiữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện dưới dạng văn bản điện tử. Từ đó, cáccán bộ, công chức có thể làm việc ở mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiệnkhác nhau; đồng thời, đảm bảo hệ thống một cửa điện tử của 100% huyện, thị củatỉnh sẽ đạt cấp độ 3 (trong đó, 30% sẽ đạt cấp độ 4). Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnhviệc đầu tư cơ sở hạ tầng mạng diện rộng, đảm bảo tích hợp các hệ thống thôngtin, cơ sở dữ liệu, trao đổi thông tin giữa các sở, ngành, địa phương với Trungương một cách an toàn, bảo mật. 70% cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, phườngcũng sẽ được trang bị thiết bị tin học để làm việc…

Cũng theo Sở Thông tin và Truyền thôngthì thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với Cục Ứng dụng CNTT (Bộ Thông tin vàTruyền thông) để xây dựng Trung tâm Chứng thực Công cộng và đầu tư trang thiếtbị giao tiếp với người dân, doanh nghiệp. Tỉnh cũng sớm ban hành các quy địnhbắt buộc khi sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi thông tin đối với cán bộ,công chức trên địa bàn; đồng thời, tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm cótính đột phá, tạo điều kiện phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lýNhà nước.

Lê Dung

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước: Tạo đà để tiến tới “chính quyền điện tử cấp tỉnh”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO