Nỗ lực giải quyết tình trạng tranh chấp đất rừng tại Quảng Sơn

05/07/2013 09:05

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp đất rừng giữa người dân và các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn xã Quảng Sơn (Đắk Glong) diễn ra khá phức tạp. Để đảm bảo an ninh trật tự trị an, giúp người dân ổn định cuộc sống, huyện Đắk Glong đã và đang có những giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng này...

Trong thời gian qua, tình trạng tranh chấp đất rừng giữangười dân và các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn xã Quảng Sơn (Đắk Glong) diễnra khá phức tạp. Để đảm bảo an ninh trật tự trị an, giúp người dân ổn định cuộcsống, huyện Đắk Glong đã và đang có những giải pháp giải quyết dứt điểm tìnhtrạng này.



Rừngtại tiểu khu 1648 bị chặt phá trong thời gian các công ty tiến hành khảo sát,lập dự án


Theo UBND xã Quảng Sơnthì tình trạng xâm chiếm đất rừng tại các tiểu khu được tỉnh cho các Công ty Cổphần Thiên Sơn, Công ty TNHH Đỉnh Nghệ, Công Ty TNHH Minh Nguyên… thuê để đầutư phát triển nông-lâm nghiệp đã diễn ra từ vài năm nay. Xuất phát của sự việcnày là do người dân nhận thấy một số diện tích đất rừng được tỉnh quy hoạchgiao cho các doanh nghiệp thuê nên nhân cơ hội trong lúc đất rừng chuyển giaochủ mới đã ồ ạt kéo nhau vào xâm chiếm lấy đất làm nương rẫy.

Người dân chưa hiểu biết pháp luật

Thời điểm mà tìnhtrạng phá rừng diễn ra nghiêm trọng nhất là giai đoạn các doanh nghiệp nói trêntiến hành khảo sát, lập dự án. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp – PTNT, trongthời gian khảo sát (năm 2010), diện tích rừng thuộc dự án của Công ty Cổ phầnThiên Sơn đã bị chặt trụi 42,9 ha, Công ty TNHH Đỉnh Nghệ: 17 ha và Công tyTNHH Minh Nguyên: 41 ha. Trong đó, có đến 82 hộ dân thôn N’Ting và một số hộ ởthôn R’Bút có đơn kiến nghị, khiếu nại việc khảo sát lập dự án tại tiểu khu1648 của Công ty TNHH Minh Nguyên lấn chồng lên đất canh tác của bà con…

Thực tế cho thấy, doquá trình giải quyết tranh chấp đất đai kéo dài nên đã xảy ra nhiều trường hợpnảy sinh ngoài ý muốn, gây mất an ninh trật tự, xáo trộn đời sống sinh hoạt,sản xuất của người dân trên địa bàn. Thậm chí, một số vụ việc đáng tiếc đã xảyra như xô xát giữa bảo vệ công ty với người dân dẫn đến thương tích, tình trạngnhổ bỏ cây trồng để giải tỏa thu hồi đất lặp đi lặp lại nhiều năm đã gây lãngphí, thiệt hại đến đời sống của người dân…

Cũng như nhiều hộ dâncó đất trong vùng dự án, bà Bàn Thị Toan ở thôn 3 cho biết: “Chúng tôi biết phárừng là vi phạm pháp luật và càng sai phạm nhiều hơn khi những diện tích đấtrừng này đã được tỉnh ra quyết định cho doanh nghiệp thuê. Tuy nhiên, do khônghiểu luật pháp và mong muốn có đất để sản xuất nên nhiều hộ dân đã cố tìnhchống đối, dẫn đến khiếu kiện dài ngày. Mặt khác, có không ít gia đình cả tinbỏ tiền ra mua phải đất do các đối tượng chuyên phá rừng để bán nên đã tiếc củakhông bàn giao đất lại cho chính quyền địa phương…”.

Tình trạng tranh chấpvới hàng trăm lý do như vậy đã làm vỡ kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệpđầu tư vào địa phương. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp còn phải va chạm với cáchộ dân có đất trong khu vực mình quản lý bất cứ lúc nào.

Đơn cử, vào khoảngcuối tháng 4/2013, lực lượng bảo vệ của Công ty TNHH Đỉnh Nghệ và hộ gia đìnhông Nguyễn Văn Lành tại thôn 2, xã Quảng Sơn đã xảy ra xô xát, khiến 2 thànhviên trong gia đình ông Lành bị thương nặng, phải cấp cứu tại bệnh viện. PhíaCông ty TNHH Đỉnh Nghệ khẳng định, nguyên nhân của vụ xô xát là do nhóm ngườinhà ông Lành cố tình lấn chiếm đất của công ty. Khi bảo vệ của công ty ra ngăncản, phía gia đình ông Lành bất hợp tác nên xảy ra xô xát.

Theo Công ty TNHH ĐỉnhNghệ, việc giữ rừng tại khu vực này vô cùng khó khăn, từ năm 2009 đến nay, trêntổng diện tích 168,3 ha do công ty quản lý, bảo vệ đã mất 67 ha.

Sớm giải quyết dứt điểm

Theo ông Phạm ĐặngQuang, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong thì việc giải quyết tranh chấp đất đaigiữa các đơn vị thuê đất với người dân trong vùng dự án là vấn đề luôn đượchuyện quan tâm trong những năm qua. Qua quá trình thẩm định và triển khai dựán, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp yêu cầu các chủ dự án phải thực hiệntheo tinh thần Công văn số 2629/UBND-NL ngày 4/11/2008 là phải xác định chínhxác về diện tích đất, các loại cây trồng, nhà cửa, vật kiến trúc… hiện có trênđất trong vùng dự án của từng hộ dân.

Theo đó, chủ dự án đãphối hợp với các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp bóc tách toàn bộ diện tíchđất xâm canh, xâm cư của người dân trong vùng dự án, sau đó mới nhận bàn giaođất rừng. Tất cả các bước triển khai này đã được các hộ dân chấp thuận và UBNDxã Quảng Sơn xác nhận.

Tuy nhiên, do quátrình hoàn tất thủ tục thuê đất kéo dài nhiều năm nên hầu hết diện tích đất tạicác dự án kể trên đều bị các hộ dân xâm chiếm, không kiểm soát được. Trước tìnhhình đó, ngày 31/3/2010, Sở Nông nghiệp-PTNT đã tổ chức cuộc họp với các thànhphần tham gia gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đắk Glong, UBND xã QuảngSơn, Công ty Cổ phần Thiên Sơn, Công ty TNHH Đỉnh Nghệ và các hộ dân đại diệnbon N’ting… Căn cứ vào kết quả họp, ngành nông nghiệp đã có Báo cáo số291/BC-SNN, trình UBND tỉnh xem xét, có hướng giải quyết dứt điểm.

Cũng theo ông PhạmĐặng Quang, nếu xử lý một cách thẳng thắn thì sẽ có không ít hộ dân bị truy cứutrách nhiệm hình sự. Do vậy, để giúp người dân chấm dứt khiếu kiện, ổn địnhcuộc sống, UBND huyện Đắk Glong đã đề nghị UBND tỉnh gia hạn thêm thời gian đểhuyện tiến hành rà soát, kiểm tra đến từng hộ dân, giúp bà con nhận thấy rõhành vi vi phạm để sửa sai. Nếu trường hợp nào không giải quyết được thì sẽ xửlý theo quy định của pháp luật.

Bài, ảnh:Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nỗ lực giải quyết tình trạng tranh chấp đất rừng tại Quảng Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO