Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4: Phát triển văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số

Hồ Mai| 21/04/2017 10:31

Những năm gần đây, việc đọc sách, báo, truyện tranh của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi. Các em học sinh tự giác tìm sách, mượn sách về nhà và biết giữ gìn cẩn thận.

ADQuảng cáo

Các em học sinh người Mạ say sưa, chăm chú đọc những quyển truyện tranh đầy màu sắc về thiên nhiên, cuộc sống tại Trường tiểu học và THCS Trần Văn Ơn, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa)

Thông qua các mô hình thư viện thân thiện đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách, tăng khả năng đọc viết, giao tiếp tiếng Việt; giảm rào cản ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số dựa trên sở thích của các em… Các thư viện ngày càng được quan tâm, hỗ trợ các đầu sách và sách mới từ các tổ chức, cá nhân, ngành giáo dục… tạo chuyển biến rõ rệt về văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số, trường học vùng sâu vùng xa.

ADQuảng cáo

Các em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thích thú đọc sách từ “Thư viện ngoài trời” trong Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đắk Glong

Hồ Mai

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4: Phát triển văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO