Hiệu quả từ các chương trình quản lý dịch hại trên cây trồng

24/06/2013 09:47

Thời gian qua, với sự hướng dẫn, chuyển giao của ngành chức năng, trong quá trình canh tác, nông dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng rộng rãi các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hay ICM “3 giảm, 3 tăng” trên cây trồng...

ADQuảng cáo

Thời gian qua, với sự hướng dẫn, chuyển giao của ngành chứcnăng, trong quá trình canh tác, nông dân trên địa bàn tỉnh đã áp dụng rộng rãicác chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hay ICM “3 giảm, 3 tăng” trêncây trồng.



Nông dân huyện Krông Nô chămsóc lúa. Ảnh: Ngọc Tâm


Từ quản lý IPM trên cây lâu năm

Quản lý dịch hại tổnghợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hòa những biệnpháp kỹ thuật như sinh học, hóa học một cách thích hợp, trên cơ sở phân tích hệsinh thái đồng ruộng hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và an toàn nhất.

Cụ thể như chọn giốngchống chịu sâu bệnh, canh tác, chăm sóc, sử dụng phân bón hợp lý, các loạithuốc bảo vệ thực vật ít độc, các chế phẩm vi sinh nhằm phòng trừ sinh vật hạicó hiệu quả, an toàn cho con người và môi trường, góp phần xây dựng nền nôngnghiệp sinh thái bền vững… Trong những năm qua, chương trình IPM đã được ngànhnông nghiệp tỉnh phổ biến rộng rãi và được nông dân ứng dụng hiệu quả vào quátrình sản xuất.

Anh Lê Văn Đức, ở thôn5, xã Quảng Khê (Đắk Glong) là một trong những nông dân đã được tập huấn vàthực hiện mô hình IPM cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chăm sóc cây cà phêtheo tập quán nên năng suất và sản lượng không cao. Cùng với đó, lượng thuốcbảo vệ thực vật, phân bón luôn sử dụng nhiều vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng sứckhỏe và làm ô nhiễm môi tường. Thế nhưng, khi triển khai thực hiện theo mô hìnhIPM, gia đình tôi đã tiết kiệm được chi phí đầu tư và năng suất vườn cây tănggần như gấp đôi”.

Còn đối với anh HoàngVăn Sinh, ở thôn 8, xã Đắk N’drót (Đắk Mil) thì từ khi sử dụng các biện phápIPM để chăm sóc vườn cây, anh đã tuân thủ nguyên tắc 4 đúng là “đúng thuốc,đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc và đúng cách”.

Theo anh Sinh, để bảovệ cây trồng khỏi dịch hại tấn công thì khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phảiưu tiên thuốc sinh học không độc hại cho môi trường và nông sản, sau đó mới đếnthuốc hóa học. Và nếu dùng đến thuốc hóa học thì cũng phải ưu tiên các loạithuốc ít độc hại cho môi trường, ít tồn tại trong nông sản và mau phân hủy.

ADQuảng cáo

Đến chương trình “3 giảm, 3 tăng” trên cây lúa

Hơn 1 năm trước, chịH’Hiền và một số hộ đồng bào ở bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) đã được thamgia một lớp tập huấn về mô hình ICM “3 giảm, 3 tăng” (giảm giống, phân bón,thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế) trên câylúa. Qua đó, chị mới hiểu rằng, không phải cứ bón nhiều phân là tốt mà chỉ nênbón đủ lượng phân ruộng lúa cần. Từ đó trở đi, chị tuân thủ làm theo nhữnghướng dẫn và kết quả ruộng lúa của gia đình phát triển khá tốt, năng suất cũngđạt cao hơn.

Chị H’Hiền cho biết:“Bón phân quá nhiều hay không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bìnhthường và dễ bị sâu bệnh phá hoại, nhất là các loại bệnh khô vằn, bạc lá… Vụđông xuân vừa rồi, ngoài việc bón phân hợp lý theo các đợt, khi thấy cây cóbiểu hiện thiếu chất nào đó thì mình lại bổ sung với lượng vừa phải nên lúaphát triển khỏe mạnh. Cùng với đó, mình chọn giống tốt, thời gian sinh trưởngngắn, chống chịu hạn tốt nên vừa rồi thu hoạch đạt năng suất 6,5 tạ/sào, gấpđôi vụ trước”.

Theo nhiều nông dânthì mô hình “3 giảm, 3 tăng” là phù hợp đối với sản xuất lúa hiện nay, khi tấtcả các chi phí đều giảm, nhưng năng suất lúa lại tăng đáng kể là điều mà aicũng mong muốn.


AnhHoàng Văn Sinh, xã Đắk N’drót (Đắk Mil) thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóctổng hợp theo chương trình IPM nên vườn tiêu luôn xanh tốt, hiệu quả cao


Đẩy mạnh các chương trình quản lý dịch hại

Theo Chi cục Bảo vệthực vật tỉnh thì từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được 145 lớp quảnlý dịch hại, trong đó có 66 lớp IPM trên cây cà phê, hồ tiêu, có 1.980 nông dânđã được cấp chứng chỉ; 79 lớp ICM trên cây lúa với 3.160 nông dân tham dự.

Thực tế, các chươngtrình quản lý dịch hại tổng hợp được phổ biến rộng rãi đã góp phần đáng kể vàoviệc hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ cũng như làmtăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường đa dạng sinh học vàtạo hệ sinh thái đồng ruộngngày càngbền vững. Vì vậy, trong thời gian tới cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền vềchương trình IPM, ICM, hàng năm, Chi cục sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn kỹthuật, hướng dẫn nông dân thực hiện.

Các lớp tập huấn sẽđược tổ chức gắn liền với mô hình vườn thí nghiệm với phương pháp lấy học viênlàm trung tâm, học viên và giảng viên tự làm, thảo luận và đưa ra biện phápgiải quyết phù hợp nhất. Đây là cơ sở để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ caotrong sản xuất của nông dân, góp phần thực hiện thành công chương trình pháttriển nông nghiệp công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy.

Bài, ảnh:Thùy Dương

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiệu quả từ các chương trình quản lý dịch hại trên cây trồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO