Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong cấp GCNQSDÐ

15/05/2013 09:42

Qua kết quả giám sát mới đây của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho thấy, đến nay, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được gần 169.000 ha đất ở và đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình, đạt 92,49% tổng diện tích đất đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ...

ADQuảng cáo

Qua kết quả giám sátmới đây của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho thấy, đến nay, toàn tỉnh đã cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được gần 169.000 ha đất ở và đấtnông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình, đạt 92,49% tổng diện tích đất đủ điềukiện cấp GCNQSDĐ. Nhưng xem ra, lĩnh vực này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn vìnhu cầu cấp GCNQSDĐ trong nhân dân hiện nay còn lớn hơn rất nhiều.

Chưa kể đến, để đạtmục tiêu đến hết năm 2013, các địa phương trong cả nước cơ bản hoàn thành kếhoạch cấp GCNQSDĐ đợt một và đến năm 2015 phải số hóa 100% bản đồ, hồ sơ cấpcho cá nhân, hộ gia đình theo Nghị quyết của Quốc hội thì tỉnh ta vẫn còn nhiềuviệc phải làm.

Theo Sở Tài nguyên vàMôi trường thì Đắk Nông đứng trong tốp 20 tỉnh, thành đang có vướng mắc lớntrong việc cấp GCNQSDĐ. Cụ thể là toàn tỉnh đang có gần 64.000 ha đất nôngnghiệp người dân canh tác ổn định, nhưng không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, chiếmhơn 50% đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Mặc dù các ngành, địaphương thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hànhchính, tuyên truyền, tổ chức đo đạc, cấp GCNQSDĐ, nhưng xem ra vẫn “lực bấttòng tâm” nếu Nhà nước không có chủ trương tháo gỡ khó khăn này. Bởi vì, đaphần diện tích đất không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ nêu trên đều có nguồn gốc từđất rừng do các công ty lâm nghiệp bàn giao lại cho địa phương quản lý.

Để được cấp GCNQSDĐ,điều đầu tiên là Chính phủ phải cho chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đấttừ đất rừng sang đất nông nghiệp. Tại các cuộc giám sát, nhiều đơn vị, địaphương cho rằng, cái khó hiện nay là nếu không chuyển đổi mục đích sử dụng diệntích đất này, thì không chỉ khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước mà hàngnăm, tỉnh cũng thất thoát một khoản thu lớn từ thuế nông nghiệp.

Chưa kể đến, vấn đềquy hoạch vùng, quản lý cơ cấu cây trồng cũng bị “vướng”. Tuy nhiên, nếu có chủtrương “hợp thức hóa” là đồng nghĩa với việc công nhận hành vi phá rừng, lấyđất của một số cá nhân thời gian qua.

ADQuảng cáo

Liên quan đến vấn đềnày, ông Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội cho rằng,Đắk Nông cũng cần đề xuất với Chính phủ một phương án khả thi hơn để xử lý rốtráo vấn đề này. Đơn cử như trên cơ sở khảo sát, khoanh vùng từng diện tích đất,nếu xét thấy đủ điều kiện (tức đất rừng bị phá trước năm 2004) thì đề xuấtphương án chuyển đổi; nếu không đủ điều kiện thì nên có phương án để người dântrồng xen cây rừng trong diện tích cây nông nghiệp, công nghiệp hiện có. Làmnhư vậy, vừa đảm bảo thu nhập, cuộc sống hiện tại cho người dân, vừa đảm bảođược mục tiêu trồng rừng của tỉnh.

Sau một thời gian, khidiện tích rừng đủ độ che phủ, chúng ta mới tính đến phương án khoán rừng chochính các hộ dân quản lý, hưởng lợi. Một số ý kiến còn cho rằng, để vừa tạođiều kiện cho nhân dân, vừa đảm bảo về mặt quản lý Nhà nước, nên chăng tỉnh cầnđề xuất phương án cấp GCNQSDĐ cho người dân, nhưng hạn chế bớt một số quyềnlợi. Cụ thể như đối với diện tích đất có nguồn gốc từ đất rừng, Chính phủ cầncho chủ trương cấpGCNQSDĐ, nhưng chỉđược thế chấp ngân hàng, làm căn cứ quyền sử dụng theo thời hạn chứ không cóquyền mua bán, sang nhượng.

Suy cho cùng, để phátsinh vấn đề trên cũng là hệ quả từ công tác quản lý rừng, đất rừng quá lỏng lẻotrong nhiều năm của các địa phương, đơn vị. Hơn nữa, trong quá trình giao, nhậnđất giữa các công ty lâm nghiệp với địa phương thì chỉ giao trên bản đồ chứkhông giao thực địa nên mặc dù là giao đất rừng, nhưng thực chất đã là đất sảnxuất nông nghiệp của người dân nhiều năm.

Để có cơ sở chứng minhlà đất rừng do người dân khai phá, mua bán, sang nhượng trái phép thì căn cứđầu tiên là biên bản xử phạt hành chính về hành vi này. Thế nhưng, căn cứ nàyhiện nay là gần như không có vì đơn vị quản lý rừng không phát hiện, xử lý kịpthời nên quá thời hạn xử lý hành chính.

Ông Trương Văn Hiển,Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng, để có căn cứ là đất phá rừng trái phép thìkhông khó, bởi vì qua các thời kỳ, giai đoạn, chúng ta đều có chụp ảnh vệ tinhvề hiện trạng đất rừng, đất nông nghiệp. Cứ đem các ảnh chụp này đối chiếu vớihiện trạng đất rừng hiện nay thì sẽ biết rừng bị phá vào giai đoạn nào.

Thế nhưng, vấn đề quantrọng hiện nay không phải là đi truy xét chuyện đã rồi mà là đưa ra giải pháphữu hiệu để gỡ “nút thắt” trong cấp GCNQSDĐ. Nếu không làm được việc này thìkhông chỉ đến năm 2015 mà nhiều năm sau nữa, tiến độ cấp GCNQSDĐ của tỉnh cũngchỉ đạt mức trên dưới 50% diện tích đất thực tế mà người dân đang canh tác, sửdụng.

Hà An

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong cấp GCNQSDÐ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO