Tuy Ðức, hoạt động đông y có bước phát triển

21/08/2013 10:09

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, hoạt động đông y trên địa bàn huyện Tuy Đức đã có những bước phát triển đáng kể...

ADQuảng cáo

Sau 5 năm thực hiệnChỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Phát triển nền đông y ViệtNam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, được sự quan tâm của các cấpủy, chính quyền, hoạt động đông y trên địa bàn huyện Tuy Đức đã có những bướcphát triển đáng kể.



Vườncây thuốc nam ở Trạm y tế xã Quảng Tân


Theo đó, Phòng Y tếhuyện đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển nền đông y trên địabàn huyện đến năm 2020 và thành lập Hội Đông y để góp phần tập hợp, động viênnhững người làm nghề y dược cổ truyền tích cực tham gia hành nghề. Cùng với đó,hệ thống khám, chữa bệnh và quản lý Nhà nước về đông y thường xuyên được củngcố, kiện toàn từ huyện đến cơ sở.

Với sự quan tâm đó,công tác khám, chữa bệnh và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền đang ngàycàng hoàn thiện và đi vào những phần việc thiết thực, cụ thể. Cùng với mở rộngvà nâng cao năng lực của khoa y học cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa huyện, cáctrạm y tế cũng được biên chế y sỹ y học cổ truyền để kết hợp y học cổ truyềnvới y học hiện đại trong việc khám và điều trị.

Đến nay, huyện đã cóKhoa Y học cổ truyền Bệnh viên Đa khoa huyện và 8 đơn vị khám, chữa bệnh có yhọc cổ truyền ( 6 trạm y tế và 2 trung đoàn là 720 và 726) và 4 cơ sở y học cổtruyền tư nhân. Đội ngũ cán bộ chuyên môn y học cổ truyền hiện có 6 người;trong đó có 2 y sỹ đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện và 4 y sỹ tại cáctrạm y tế.

ADQuảng cáo

Trang thiết bị y tếcủa tổ y học cổ truyền tuy còn thiếu thốn, nhưng cơ bản phần nào đáp ứng nhucầu khám, điều trị bệnh với 5 máy điện châm, châm laze. Trong 5 năm qua, các cơsở y tế của huyện đã khám cho 131.854 lượt người,trong đó khám bằng y học cổ truyền là 36.083lượt (đạt tỷ lệ 27,3%).

Hệ thống khám, chữabệnh và điều trị bằng y học cổ truyền được quan tâm củng cố, kiện toàn và pháttriển từ huyện đến cơ sở, mở rộng đến nhân dân vùng sâu, vùng xa, góp phần giảmchi phí khám, chữa bệnh và thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhândân.

Điều đáng nói, khôngchỉ nghiên cứu, kế thừa và phát huy các bài thuốc gia truyền, các phương thuốcchữa bệnh bằng y học cổ truyền mà đội ngũ y, bác sỹ còn tận dụng nguồn dượcliệu sẵn có ở địa phương để chữa trị các bệnh thông thường, bệnh mãn tính kháccũng như khôi phục và phát triển vườn thuốc nam tại các trạm y tế xã và tủthuốc xanh gia đình.

Việc hướng dẫn chongười dân biết cách sử dụng cây rau, cây ăn quả, cây cảnh để làm thuốc khi cóbệnh, biết xoa bóp, day ấn các huyệt để chữa bệnh cũng được chú trọng. Hiệntoàn huyện đã xây dựng được danh mục 60 loại cây thuốc nam trong danh mục thuốcthiết yếu, đồng thời, hướng dẫn cho các trạm y tế xã trồng và sử dụng trên 28loại cây thuốc để chữa bệnh cho nhân dân. 5/6 trạm y tế xã đã thành lập vườncây thuốc nam với những cây thuốc thông dụng và hướng dẫn cách sử dụng đến vớingười dân. Đơn cử như Trạm y tế xã Quảng Tân đã trồng được vườn cây thuốc namvới nhiều chủng loại khác nhau như hương nhu, phật dụ, bồ đề, đinh hương, xạcảm, huyết dụ, mạch mô…

Bà Nguyễn Thị Hoa, PhóTrưởng Trạm y tế xã Quảng Tân cho biết: “Việc người dân biết tác dụng cũng nhưcách sử dụng cây thuốc nam trong hỗ trợ điều trị bệnh sẽ tiết kiệm được mộtphần kinh phí đáng kể. Bởi thuốc nam là những cây dễ tìm kiếm và nó có rấtnhiều ở các nương rẫy, xung quanh vườn. Ở trạm y tế xã, mỗi khi có bệnh nhânđến khám, điều trị bệnh, chúng tôi vẫn thường hướng dẫn cách sử dụng cây thuốcnam để giúp việc điều trị được nhanh hơn”.

Bài, ảnh:Hoàng Hoài

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tuy Ðức, hoạt động đông y có bước phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO