Một số vấn đề về văn hóa, văn học nghệ thuật Ðắk Nông

06/06/2013 09:38

15 năm trước tôi đã có dịp cùng với cố nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà nghiên cứu lý luận phê bình Hà Xuân Trường vào Tây Nguyên, đến với Đắk Lắk và đã được đồng chí Hồ Quang Tám, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Thử, khi đó là Chánh Văn phòng Tỉnh ủy đưa đến vùng đất Đắk Nông ngày nay để khảo sát tình hình và chuẩn bị tư liệu để xây dựng Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII)...

ADQuảng cáo

15 năm trước tôi đã códịp cùng với cố nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà nghiên cứu lý luận phê bình Hà XuânTrường vào Tây Nguyên, đến với Đắk Lắk và đã được đồng chí Hồ Quang Tám, TrưởngBan Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Thử, khi đó là Chánh Văn phòng Tỉnhủy đưa đến vùng đất Đắk Nông ngày nay để khảo sát tình hình và chuẩn bị tư liệuđể xây dựng Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII).



Ngườidân tham quan triển lãm ảnh - mỹ thuật toàn tỉnh lần 2, do Hội Văn học -Nghệthuật tỉnh tổ chức. Ảnh: T.B


Tôi vẫn nhớ câu nóicủa đồng chí Thử lúc bấy giờ: “Vùng đất này đời sống nhân dân còn rất nghèo,không phát triển được mạnh mẽ như các huyện phía bắc. Những năm chống Mỹ cũngrất gian khổ ác liệt. Nhưng Đắk Nông có một kho tàng văn hóa bản địa của đồngbào các dân tộc thiểu số phong phú, đa dạng”.

Trong những ngày nhạcsĩ Trần Hoàn sắp mất, trong lúc mê sảng, ông vẫn áy náy chưa có được bài hátnào hay viết cho Tây Nguyên; ông vẫn còn ám ảnh bởi hình ảnh người mẹ M’nôngtrong cái buổi chiều chúng tôi đã dừng chân ở ngay chính mảnh đất này! Các nhạcsĩ Trần Hoàn, Hà Xuân Trường nay đã thành người thiên cổ. Và giá các ông cósống lại, cũng không thể nào hình dung ra được sự phát triển, đổi thay của vùngGia Nghĩa xưa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông hômnay !

Có được một diện mạovăn hóa của Đắk Nông hôm nay, cho phép chúng tôi, những người làm công tác vănhóa, văn học nghệ thuật bày tỏ sự cảm ơn đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở,ban ngành của tỉnh và nhân dân các dân tộc của tỉnh Đắk Nông, dù còn nghèo khó,vất vả sau 10 năm chia tách tỉnh nhưng vẫn biết trân trọng, nâng niu các giátrị văn hóa của dân tộc, của mảnh đất và con người Đắk Nông anh hùng, giàutruyền thống yêu nước và cách mạng, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.

Những ngày này, nhiềutỉnh thành của cả nước đang tiến hành tổng kết những vấn đề quan trọng của Nghịquyết Trung ương 5 (Khóa VIII). Đây là nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, lâudài của đất nước ta trong phát triển văn hóa. Liên hiệp văn học – nghệ thuật(VHNT) Việt Nam cũng đã có những cuộc hội thảo đánh giá tình hình VHNT trong cảnước, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị vềcông tác VHNT trong thời kỳ mới.

Nhiều ý kiến phát biểuđều có chung một nhận thức là: Chúng ta ghi nhận những thành tựu đã đạt đượcnhưng cần nói nhiều, chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong đời sống văn hóa, trongcác hoạt động văn học, nghệ thuật hiện nay. Chỉ có thái độ cầu thị, dũng cảmnhận rõ những yếu kém, những nguy cơ đang làm băng hoại các giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc ta như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tạiHội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) đã cảnh báo, nếu chúng ta không chặn đứng đượcsẽ dẫn tới nguy cơ làm tổn hại tới đất nước. Quan điểm chỉ đạo của Ban Bí thưTrung ương đối với việc tổng kết một nghị quyết quan trọng về văn hóa củaĐảng,cũng trên tinh thần ấy.

Nhìn lại 15 năm xâydựng và phát triển văn hóa, VHNT ta có cảm giác rất rõ vui buồn lẫn lộn. Vui vìsự tăng trưởng của đời sống kinh tế, bộ mặt văn hóa được đổi thay, cơ sở,phương tiện vật chất được cải thiện; hệ thống thông tin đại chúng phát triển,là niềm mơ ước của chúng ta hơn 10 năm trước. Nhưng chúng ta không khỏi lobuồn, thậm chí có mặt hoảng sợ, khi một trong những vấn đề cốt lõi của văn hóalà đạo đức, lối sống, là niềm tin và những khát vọng lớn lao của con người vẫnchưa được đẩy lùi, ngăn chặn.

Thậm chí có những mặtcòn gia tăng như tội ác trong xã hội, phong hóa đạo đức trong gia đình, nhàtrường, trong cộng đồng dân cư đang bị phá vỡ. Cái tốt, điều tử tế trong mốiquan hệ giữa con người với con người không được tôn trọng. Các thiết chế vănhóa, mô hình văn hóa 10 – 15 năm trước ta xây dựng thì nay không còn thích hợpvới yêu cầu của cuộc sống. Các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộccũng bị mai một, thị trường hóa…

Giải pháp nào cho bàitoán “cứu vãn, chấn hưng văn hóa Việt Nam hôm nay đang đặt ra không phải chỉcho Đảng bộ và nhân dân Đắk Nông mà còn cho cả nước trước sức tấn công bạo liệtcủa các thế lực thù địch, phản văn hóa ngoại lai, mà có nhà nghiên cứu gọi là“cuộc xâm lăng văn hóa”!

ADQuảng cáo

Một trong vấn đề thiếtcốt nhất vẫn là nhận thức. Từ nhận thức chuyển hóa thành ý thức bảo vệ văn hóadân tộc. Chúng ta sẽ có những vùng trọng điểm kinh tế, có một, thậm chí cả 100mỏ bôxít, nhưng văn hóa dân tộc ta không giữ được và không phát triển, dân tộcta cũng suy kiệt.

Thứ hai là: Đầu tưphát triển cho văn hóa phải được coi trọng như đầu tư cho kinh tế. Đầu tư chovăn hóa là đầu tư cho con người, đầu tư cho trí tuệ, đầu tư cho tài năng mà trítuệ và tài năng “bao giờ cũng là của hiếm”.

Hiện nay, các cơ quanTrung ương đang tập trung tháo gỡ cho văn hóa, văn học, nghệ thuật ở mặt cơchế, chính sách. Nhiều địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…cũng có những biện pháp tháo gỡ cho văn hóa thông qua các mô hình mới, nhân tốmới rất năng động, sáng tạo.

Chúng tôi nghĩ: ngànhvăn hóa của tỉnh cũng cần phải mạnh dạn đề xuất tìm hướng đi cho văn hóa ĐắkNông phát triển, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Với tư cách là cơ quanLiên hiệp VHNT, qua theo dõi tình hình của Hội VHNT Đắk Nông, chúng tôi xin đềnghị với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh mới việc sau:

Qua chỉ đạo của Tỉnhủy, hiện nay hoạt động VHNT đã bước đầu đi vào nền nếp, ổn định. Song so vớimặt bằng chung của cả nước, điều kiện hoạt động của Hội VHNT hiện còn gặp nhiềukhó khăn. Từ thực tế ấy, cần tháo gỡ sớm.

Một là, cần nghiêncứu, bố trí để cho Hội VHNT có một trụ sở mới để làm việc, xứng đáng là một cơquan văn hóa cấp cơ sở - là tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp như Nghịquyết của Trung ương đã xác định.

Hai là, đề nghị lãnhđạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh sớm thông qua đề án, quy chế “Giải thưởng VHNT ĐắkNông” để tôn vinh các tác giả có tác phẩm hay về “Đất và người Đắk Nông” trongđấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, tăng cườngnguồn lực con người và vật chất, phương tiện làm việc và cải thiện cơ chế đãingộ với văn nghệ sĩ trong các hoạt động sáng tạo VHNT.

Bốn là, phối hợp vớingành Giáo dục và các ngành khác phát hiện, bồi dưỡng các tài năng văn học,nghệ thuật – nhất là các em học sinh vùng đồng bào dân tộc; tổ chức cho vănnghệ sĩ đi sáng tác tập trung vào các mảng đề tài: Cách mạng và 2 cuộc khángchiến chống Pháp, chống Mỹ; đề tài nông nghiệp – nông dân và nông thôn; chămsóc bảo vệ rừng; chống các tệ nạn xã hội... Hội VHNT chủ động phối hợp với cácngành tổ chức các cuộc thi – theo chuyên đề.

(Bài phát biểu tại Hộinghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) tỉnh ĐắkNông, ngày 30/5/2013)

Nhà văn Đỗ Kim Cuông

(Phó Chủtịch Thường trực Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Một số vấn đề về văn hóa, văn học nghệ thuật Ðắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO