Cả nước phát hiện thêm 7 nghìn bệnh nhân lao

15/05/2013 09:10

Ngày 14/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án phối hợp quản lý bệnh lao trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa...

ADQuảng cáo

Ngày 14/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế phốihợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án phốihợp quản lý bệnh lao trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.

Dự án phối hợp quản lý bệnh laotrong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (WHO – CIDA) được triển khai từ tháng3/2010 – tháng 3/2013 nhằm tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị cho cácbác sĩ, các bệnh viện công ngoài chương trình phòng chống lao thông qua việcchuẩn hóa quy trình xét nghiệm và phác đồ chẩn đoán lâm sàng. Đồng thời, cungcấp các kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và bệnh nhân ởcác bệnh viện công; cải thiện công tác ghi chép, báo cáo và phản hồi giữa cácbệnh viện và Chương trình phòng chống lao quốc gia. Dự án được thực hiện tại 3bệnh viện là: Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy và Đa khoa Trung ương Huế, sau đó sẽmở rộng ra các bệnh viện khác.


Hội nghị tổng kết Dự ánphối hợp quản lý bệnh lao trong bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngày 14/5. Ảnh:ĐT


ADQuảng cáo

Năm 2006 – 2007, Bộ Y tế đã chỉ đạoChương trình phòng chống lao quốc gia – Bệnh viện Phổi Trung ương tiến hànhnghiên cứu điều tra toàn quốc, kết quả cho thấy, số ca lao phát hiện được cònthấp. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát hiện nhiều nhất, sớm nhất tất cả các thể bệnhlao có trong cộng đồng.

Dự án đã đạt được mục tiêu phát hiệnthêm 7 nghìn bệnh nhân lao, tăng số bệnh nhân được phát hiện qua xét nghiệmđờm, chụp X-quang, tăng số bệnh nhân chuyển từ cơ sở đa khoa đến quản lý điềutrị ở các cơ sở chuyên khoa. Tuy nhiên, để triển khai mở rộng, tăng cường hơnnữa hiệu quả của Dự án này trên toàn quốc cũng còn có nhiều khó khăn thách thứcnhư: Kinh phí cho hoạt động còn hạn chế, tổ chức tập huấn cho toàn bộ bác sĩ,điều dưỡng của bệnh viện còn chưa đáp ứng được thường xuyên. Hệ thống sổ sáchghi chép còn mới mẻ, phức tạp, cán bộ chưa quen với công tác ghi chép chuyểntuyến; công tác phản hồi các ca bệnh lao của các tỉnh còn chưa tốt.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết, Thứtrưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, công tác phòng chống lao ở Việt Namđược Chính phủ, Bộ Y tế chỉ đạo trong nhiều năm qua thu được kết quả tốt vàđược Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn xếp thứ12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất và là thứ 14 trong 27 nước cógánh nặng bệnh nhân lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Hàng năm, phát hiệnđược khoảng 100 nghìn bệnh nhân lao các thể trong suốt 10 năm không thấy có xuhướng giảm.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên,chống lao là nhiệm vụ quan trọng vì lợi ích của cộng đồng và mỗi chúng ta. Saukhi công tác phòng chống lao dự án WHO – CIDA được triển khai, công tác phòngchống lao ở nước ta đạt được kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ mới mắc lao giảmkhoảng 2,6% mỗi năm. Tỷ lệ hiện mắc giảm được 4,6%, tỷ lệ tử vong giảm 4,4% mộtnăm.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn ThịXuyên cho rằng, tốc độ như vậy chưa đạt như mong muốn để đáp ứng chỉ tiêu thiênniên kỷ. Để triển khai mở rộng, tăng cường hơn nữa hiệu quả của sáng kiến nàytrên toàn quốc, các bệnh viện cần tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị chocác bác sĩ; cung cấp các kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tếvà bệnh nhân ở các bệnh viện công; cải thiện công tác ghi chép, báo cáo và phảnhồi giữa các bệnh viện và Chương trình chống lao quốc gia…

Nguồn Dangcongsan.vn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cả nước phát hiện thêm 7 nghìn bệnh nhân lao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO