Ðắk R’lấp phấn đấu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015

24/06/2013 09:46

Theo thống kê, hiện tại, huyện Đắk R’lấp có 120 trường hợp nhiễm HIV; trong đó có 31 trường hợp là phụ nữ, chủ yếu là trong độ tuổi sinh đẻ. Trong số 31 trường hợp này thì có 1 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, nhưng nhờ được điều trị dự phòng kịp thời nên đứa con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV từ mẹ...

ADQuảng cáo

Theo thống kê, hiệntại, huyện Đắk R’lấp có 120 trường hợp nhiễm HIV; trong đó có 31 trường hợp làphụ nữ, chủ yếu là trong độ tuổi sinh đẻ. Trong số 31 trường hợp này thì có 1phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, nhưng nhờ được điều trị dự phòng kịp thời nênđứa con sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm HIV từ mẹ.



Cánbộ y tế phát tờ rơi tuyên truyền về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chochị em


Những phụ nữ nhiễm HIVkhác cũng đã tự biết cách chăm sóc mình và phòng, tránh lây nhiễm HIV cho concái, người thân và cộng đồng. Có được kết quả đó là nhờ hàng năm, địa phương đãtích cực thực hiện tốt công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Với đặc điểm là địaphương có số lượng lớn dân di cư từ nơi khác đến làm ăn theo mùa vụ cũng như tỷlệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai tương đối nhiều nên nguy cơlây truyền HIV từ mẹ sang con là rất lớn. Vì vậy, để đạt được mục tiêu loại trừlây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và mang lại “nụ cười cho trẻ thơ”,thời gian qua, địa phương đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nângcao nhận thức của toàn dân nói chung và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữnhiễm HIV nói riêng.

Cụ thể là ngành y tếđã tuyên truyền định kỳ trên loa phát thanh, phương tiện thông tin địa phương,phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu mang nội dung phòng, chống HIV/AIDS dọccác tuyến đường chính, tại chợ và các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, khu đôngdân cư… Đồng thời, việc truyền thông gián tiếp được gắn với truyền thông trựctiếp thông qua các lễ phát động, tư vấn tại cộng đồng và các cơ sở y tế.

Cùng với kết hợp tưvấn, các dịch vụ liên quan đến phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con chongười dân nói chung và người nhiễm HIV nói riêng cũng được giới thiệu cặn kẽ.Tại các thôn, bon, cán bộ y tế còn phối hợp chặt chẽ với các chi hội phụ nữ đểlồng ghép tuyên truyền về HIV/AIDS cho chị em trong các buổi họp và sinh hoạtđịnh kỳ.

ADQuảng cáo

Nội dung tuyên truyềntập trung vào cách phòng, chống và các con đường lây nhiễm HIV, nguyên nhân lâytruyền HIV từ mẹ sang con khi phụ nữ có thai; ý nghĩa và cách điều trị dự phònglây truyền HIV từ mẹ sang con... Ngoài ra, địa chỉ của các cơ sở y tế tiếp nhậntư vấn và lấy mẫu xét nghiệm máu cũng như điều trị dự phòng lây truyền HIV từmẹ sang con…cũng được thông báo rộng rãi.

Hiện tại, trên địa bànhuyện cũng đã thành lập được Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện (VTC) cótrách nhiệm tư vấn cũng như lấy mẫu xét nghiệm máu, kiểm tra tình trạng sứckhỏe cho người dân, nhất là phụ nữ mang thai. Nhờ tích cực giới thiệu và vậnđộng, nên bình quân mỗi năm Phòng VTC đã thu hút được trên 2.000 trường hợp đếntư vấn và xét nghiệm máu, chủ yếu vẫn là phụ nữ.

Qua tư vấn và xétnghiệm, Trung tâm Y tế dự phòng huyện cũng đã kịp thời phát hiện được cáctrường hợp nhiễm HIV, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị cũng nhưhướng dẫn chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp. Vì vậy, nhận thức của nhiều chịem về vấn đề phòng, chống HIV/AIDS đã được nâng cao, ngay cả chị em dân tộcthiểu số.

Chị H’Chơm ở bonObutum, xã Quảng Tín cho biết: “Tôi hiện đang mang thai được 4 tháng. Khi nghecán bộ y tế giải thích là bất kỳ người nào cũng có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếukhông biết cách phòng, nên tôi đã cùng mấy chị em nữa đi nhờ bác sĩ tư vấn vàxét nghiệm máu cho yên tâm. Việc xét nghiệm máu cũng rất đơn giản, không đángsợ như tôi thường nghĩ trước đây”. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, ngành y tế huyện còn thực hiện tốt chức năng chăm sóc, điều trị dựphòng cho các đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

Theo bác sĩ Sử TuyếtAnh, Trưởng Khoa kiểm soát dịch bệnh của Trung tâm Y tế dự phòng huyện thì đểnâng cao nhận thức cho người dân về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, huyệnđã từng bước kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cộng tácviên, chuyên trách công tác HIV/AIDS ở cơ sở. Ngành y tế huyện còn chú trọngtuyên truyền ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các xãđược coi là trọng điểm nhưĐắk Sin, NhânCơ, Nghĩa Thắng, Hưng Bình.

Tuy nhiên, do địa bànrộng, dân cư lại đông, một bộ phận người dân còn hạn chế về nhận thức nên côngtác tuyên truyền vẫn còn gặp những khó khăn nhất định…Vì vậy, để thực hiệnthành công mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015, bêncạnh sự nỗ lực của ngành y tế thì cũng rất cần sự cộng đồng trách nhiệm của tấtcả các ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân.

Bài, ảnh:Nguyễn Hiền

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ðắk R’lấp phấn đấu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO