Xung quanh tình trạng phá rừng, tranh chấp đất rừng ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức): Cần phải nhanh chóng xử lý dứt điểm

07/05/2012 10:17

Xã Đắk Ngo (Tuy Đức) nhiều năm trở lại đây là một trong những “điểm nóng” về phá rừng, tranh chấp đất đai, khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Nguyên nhân là đã có những “khoảng trống” về trách nhiệm của “chủ rừng”, chính quyền địa phương trong công tác quản lý dân và bảo vệ rừng cũng như việc xử lý chậm trễ...

ADQuảng cáo

Xã Đắk Ngo (Tuy Đức) nhiều năm trở lại đây là một trong những “điểmnóng” về phá rừng, tranh chấp đất đai, khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Nguyên nhânlà đã có những “khoảng trống” về trách nhiệm của “chủ rừng”, chính quyền địaphương trong công tác quản lý dân và bảo vệ rừng cũng như việc xử lý chậm trễ.

“Chủrừng”... có vấn đề

Báo cáo tại buổi họp báo về công tác giảitỏa đất rừng ở xã Đắk Ngo, vừa được Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức mới đây chothấy, trong các năm từ 2007-2010, địa phương này đã có hơn 3.400 ha rừng bị“bốc hơi”. Nhiều diện tích rừng bị mất nằm trong lâm phận của Công ty TNHH Mộtthành viên Lâm nghiệp Quảng Tín (Công ty Quảng Tín) quản lý. Điển hình nhưtrong tổng số gần 1.900 ha đất, gồm 1.200 ha đất có rừng được công ty ký hợpđồng liên doanh liên kết với 7 doanh nghiệp tư nhân thì đã để mất 1.060 harừng. Điều đáng nói, trong số những doanh nghiệp tư nhân trên thì có 2 đơn vịdù mới được UBND tỉnh cho chủ trương khảo sát dự án, nhưng đã tự ý triển khaidự án. Một số doanh nghiệp còn tổ chức giải tỏa đất đai, khi không được sự chophép của ngành chức năng.

Cũng liên quan đến vấn đề giữ rừng, saukhi tỉnh giao cho Công ty Quảng Tín quản lý hơn 700 ha đất rừng đã giải tỏa cácđối tượng xâm chiếm thì đơn vị này cũng trồng hơn 500 ha rừng. Tuy nhiên, theoông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thì vấn đề triển khai trồngvà quản lý bảo vệ rừng ở Công ty Quảng Tín làm chưa tốt. Trong số hơn 500 harừng trồng, qua kiểm tra thì tỷ lệ cây sống toàn dự án chỉ đạt từ 30-40%.Nguyên nhân do đơn vị đã chủ động liên doanh với một số doanh nghiệp đầu tưtrồng mới rừng mà không thực hiện vay vốn theo chủ trương của tỉnh. Và khingười dân thấy doanh nghiệp tư nhân trồng rừng nên tràn vào phá. Chưa kể, côngty mua cây giống còn “non”, chất lượng không đạt… dẫn đến tỷ lệ sống thấp.



Xe của lực lượng y tế vào cứu thương tại xã Đắk Ngo nhưng bị nhiều đốitượng phá rừng phá hỏng


ADQuảng cáo

Làm tráiluật, nhưng vẫn kiện

Sau việc chiếm đất rừng rồi sử dụng sảnxuất trái phép thì Đắk Ngo lại xuất hiện thêm “điểm nóng” tranh chấp, khiếukiện đất đai kéo dài. Đỉnh điểm, sau đợt giải tỏa, cưỡng chế các đối tượng phárừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, được Đoàn 12 của tỉnh thực hiện vào cuốitháng 4/2011, mặc dù đã triển khai đúng quy định, nhưng nhiều người vừa tiếptục khiếu kiện, vừa quay lại tái chiếm đất rừng đã giải tỏa. Ông Lê Văn Minh,Chủ tịch UBND xã Đắk Ngo khẳng định: “Ngoài những hộ dân tộc tại chỗ, hiện phầnlớn hộ đồng bào di cư từ các tỉnh phía Bắc vào địa phương có hộ khẩu thường trúđã được cấp đất ổn định sản xuất. Vì vậy, rừng ở địa phương bị phá tập trungchủ yếu vào số dân di cư bất hợp pháp từ tỉnh Bình Phước, địa phương khác trànqua chiếm đất sản xuất. Hiện nay, mỗi ngày địa phương phải tiếp khoảng 30 lượtngười đến khiếu kiện về đất đai. Có hộ bị giải tỏa dù đã có đất ở, đất sản xuấtổn định bên tỉnh Bình Phước, nhưng vẫn “đòi” xã cấp đất sản xuất. Về những đòihỏi bất hợp lý này, địa phương kiên quyết không xử lý”.

Ở cấp xã là vậy, còn lên đến cấp huyện,ông Lê Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho biết: “Tính trong 4 thángđầu năm 2012, huyện đã tiếp nhận 54 đơn kiện liên quan đến xã Đắk Ngo, phần lớntập trung vào tranh chấp đất đai”. Ở cấp tỉnh và cao hơn nữa cũng đã nhận đượcnhiều đơn kiện vượt cấp từ những người dân “tự do” vào phá rừng tại xã Đắk Ngo.

Phải nhanhchóng xử lý dứt điểm

Trao đổi về việc xử lý tình trạng phárừng, tranh chấp đất đai tại xã Đắk Ngo, ông Đỗ Ngọc Duyên cho biết thêm: “Đếnnay, tỉnh đã chỉ đạo Công ty Quảng Tín chấm dứt 7 hợp đồng với các doanh nghiệptrên. Những diện tích đất rừng đã được giải tỏa sẽ tiếp tục trồng rừng. Đối vớicác vụ khiếu kiện của dân thì tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng giải quyết cụ thểvà rất rõ ràng, vì việc xâm chiếm đất rừng là bất hợp pháp. Riêng các đối tượngchiếm đất rừng, chống đối lực lượng chức năng, hiện cơ quan công an đã bắt 8đối tượng và triệu tập 60 đối tượng có hành vi quá khích để xử lý…”.

Có thể nói, ngoài việc xử lý các đốitượng phá rừng, “chủ rừng” vi phạm thì trách nhiệm của địa phương trong côngtác quản lý dân cư, để dân tự do vào địa phương phá rừng trái phép với số lượnglớn cũng cần được nhắc đến. Vì nếu địa phương quản lý dân cư tốt, chắc cũng sẽkhông để xảy ra tình trạng phá rừng nhiều và khiếu kiện vượt cấp như ở Đắk Ngo,trong thời gian vừa qua.

Bài, ảnh:Thụy Nguyên

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xung quanh tình trạng phá rừng, tranh chấp đất rừng ở xã Đắk Ngo (Tuy Đức): Cần phải nhanh chóng xử lý dứt điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO