Xử lý nghiêm khắc hơn các vi phạm quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng

26/10/2011 21:37

Nghị định số 95/2011/NĐ-CP mới được ban hành đã nâng mức phạt tiền và bổ sung chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng...

ADQuảng cáo

Nghị định số 95/2011/NĐ-CP mới đượcban hành đã nâng mức phạt tiền và bổ sung chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối vớimột số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngânhàng.

Trong thời gian qua, việc mua, bánngoại tệ ngoài các tổ chức tín dụng được phép có diễn biến phức tạp và hoạtđộng kinh doanh vàng có nhiều biến động bất thường. Tình trạng niêm yết, quảngcáo, thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ trái quy định tương đối phổbiến.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vàcác bộ, ngành liên quan đã tích cực thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về hoạt độngngoại hối và kinh doanh vàng. Tuy nhiên, các hoạt động xử lý vi phạm này chưađem lại hiệu quả cao. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là mứcxử phạt vi phạm trong lĩnh vực quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng tại Nghịđịnh 202/2004/NĐ-CP ngày 10/02/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (Nghị định 202) còn thấp, chưa đủnghiêm khắc để ngăn ngừa hành vi vi phạm.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhànước về ngoại hối, ngăn chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế, xóa bỏ thịtrường ngoại tệ tự do, ngày 20/10/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số95/2011/NĐ-CP (Nghị định 95) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202 vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nghịđịnh 95 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (20/10/2011).

Nghị định 95 tập trung vào một sốnội dung cơ bản sau đây:

Nâng mức phạt tiền đối với một sốhành vi vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng tại các khoản 3, khoản 5 điều 18Nghị định 202. Cụ thể, trên cơ sở đánh giá tính chất và mức độ ảnh hưởng củahành vi vi phạm đến sự ổn định kinh tế - xã hội, Nghị định 95 đã nâng mức phạttiền đối với một số hành vi vi phạm cho phù hợp với mức xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực ngân hàng được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hànhchính năm 2008. Đó là:

ADQuảng cáo

Thứ nhất, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100triệu đồng đối với một trong những hành vi: (i) Cho vay, cho thuê tài chínhhoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; (ii)Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định củapháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh có mang ngoạitệ hoặc vàng ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam qua các cửa khẩu không đúng quyđịnh của pháp luật về khai Hải quan thì bị xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực Hải quan; (iii) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ vớingười nước ngoài không đúng quy định của pháp luật; (iv) Mua, bán, thanh toánngoại tệ không đúng quy định của pháp luật; (v) Thanh toán tiền hàng hóa, dịchvụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật; (vi) Kinh doanh, mua,bán vàng không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 500triệu đồng đối với cá nhân và tổ chức vi phạm một trong những hành vi: (i) Hoạtđộng ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phéphoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; (ii) Thực hiện dịch vụkiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép; (iii) Hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; (iv)Niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ,vàng không đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc nâng mức phạt, Nghịđịnh 95 bổ sung chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm là(i) Tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam hoặc vàng đối với một sốhành vi vi phạm, cụ thể:Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào ViệtNam không đúng quy định của pháp luật; Mua, bán, thanh toán ngoại tệ với nhaukhông đúng quy định của pháp luật; Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàngvới nhau không đúng quy định của pháp luật; Kinh doanh, mua, bán vàng khôngđúng quy định của pháp luật; và (ii) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng kýĐại lý đổi ngoại tệ hoặc Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các đạilý đổi ngoại tệ hoặc tổ chức kinh doanh vàng vi phạm.

Đối với các tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước có thể đình chỉ có thời hạn hoặckhông có thời hạn việc thực hiện một hoặc một số hoạt động nghiệp vụ liên quanđến hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam và Luật Các tổ chức tín dụng.

Nghị định 95 cũng bổ sung quy địnhvề quản lý và sử dụng tiền thu phạt vi phạm hành chính và sửa đổi quy định vềthẩm quyền xử phạt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, các quy định của Nghị định95 đã tạo ra cơ chế xử lý nghiêm khắc hơn đối với hành vi vi phạm các quy địnhcủa pháp luật về quản lý ngoại hối và quản lý kinh doanh vàng. Đồng thời, cácquy định của Nghị định 95 cũng đòi hỏi tổ chức, cá nhân có liên quan cần nângcao ý thức tuân thủ pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã có vănbản đề nghị Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Ủy banNhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp triển khai thựchiện Nghị định 95 nhằm góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và vàng theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ.

Q.S (Theo Chinhphu.vn)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý nghiêm khắc hơn các vi phạm quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO