Thiếu kinh phí, khó di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt…

04/08/2010 09:45

Đầu năm 2008, UBND tỉnh đã đầu tư, xây dựng dự án khu tái định cư (TĐC) tại thôn Nam Dao, xã Nâm N’Đir (Krông Nô) để di dời 111 hộ dân đang sinh sống ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt và sạt lở đất dọc hai bên bờ sông Krông Nô đoạn chảy qua xã Nâm N’Đir...

ADQuảng cáo

Đầu năm 2008, UBND tỉnh đã đầu tư, xây dựng dự án khutái định cư (TĐC) tại thôn Nam Dao, xã Nâm N’Đir (Krông Nô) để di dời 111 hộdân đang sinh sống ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt và sạt lở đất dọc haibên bờ sông Krông Nô đoạn chảy qua xã Nâm N’Đir. Dự án có diện tích khoảng 4ha,được đầu tư 11 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ di dời khẩn cấp do thiên tai củaChính phủ. Đến đầu năm 2009, dự án cơ bản đã được hoàn thành và bàn giao chochính quyền địa phương để tiến hành di dời 111 hộ dân về đây sinh sống. Mặc dùvậy, theo bà Hoàng Thị Huệ, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm N’Đir thì hiện nay, mớichỉ có 54/111 hộ dân chấp nhận di dời về khu TĐC Nam Dao. Số còn lại, dù chínhquyền địa phương đã nhiều lần vận động, nhưng họ vẫn bất chấp nguy hiểm màkhông chịu di dời. Nguyên nhân là vì khu TĐC chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầngthiết yếu như nước, điện, đường giao thông…


Thiếu nước nên người dân thôn Nam Dao phải hứng nước mưa để sinh hoạt

ADQuảng cáo

Thực tế cho thấy, khu TĐC Nam Dao chỉ mới được san ủisơ qua và nằm chênh vênh trên đỉnh một ngọn đồi, đồng thời chưa được cung cấpnước, điện sinh hoạt. Đường lên khu TĐC chỉ là một con đường đất, có độ dốc rấtcao. Chính vì vậy, cuộc sống của những hộ dân nơi đây đang gặp rất nhiều khókhăn, hầu hết đều phải hứng nước mưa để sinh hoạt. Vào những thời điểm trờikhông có mưa, họ lại phải đi chở nước cách xa hàng cây số. Gia đình ông Phùn AMản là một trong những hộ dân di dời về khu TĐC sớm nhất, nhưng hiện nay đãphải quay trở về nơi ở cũ. Ông cho biết: “Ở trên khu TĐC không có điện, nướcnên rất khó khăn trong sinh hoạt, thà chấp nhận sống ở nơi ngập lũ và nguyhiểm, nhưng lại có nước, có điện…”. Ngoài gia đình ông Phùn A Mản thì cũng đãcó nhiều hộ dân khác, tuy đã di dời nhà cửa về khu TĐC, nhưng hiện nay vẫn dựngnhà tạm tại nơi cũ để sinh sống. Còn 57 hộ dân thì vẫn kiên quyết không chịu didời về khu TĐC. Chẳng hạn như gia đình anh Hoàng Văn Lộc, dù nhà nằm sát bên bờsông Krông Nô và thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi có lũ, nhưng đến nay vẫn chưachấp nhận lên khu TĐC để ở.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT thì hiện nay, ngoài khuvực Nam Dao, thì còn có 299 hộ dân khác đang sinh sống tại những khu vực haibên bờ suối Đắk Glung, thuộc địa bàn xã Đắk Ngo (Tuy Đức) cũng đang phải đốimặt với nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở đất rất cao, buộc phải di dời khẩn cấp. Năm2008, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án đầu tư xây dựng dự án ổn định dân di cưtự do tại tiểu khu 1541 (thuộc xã Đắk Ngo) để di dời, ổn định cuộc sống cho3.726 hộ dân di cư tự do trên địa bàn xã Đắk Ngo, trong đó bao gồm cả 299 hộdân đang sinh sống ven bờ suối Đắk Glung. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, nên đếnnay, dự án vẫn chưa được hoàn thành, nên kế hoạch di dời 299 hộ dân vẫn đangcòn bỏ ngỏ...

Trước tình hình trên, ngày 28-5-2010, UBND tỉnh đã cóTờ trình số 1574/TTr-UBND “Về việc hỗ trợ vốn di dân khẩn cấp do thiên tai năm2010” gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị được hỗ trợ kinh phí nhằm di dời khẩncấp các hộ dân thuộc những vùng nguy hiểm nói trên. Tuy nhiên, theo UBND tỉnhthì đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT vẫn chưa có ý kiến phúc đáp về vấn đề này.Do đó, vấn đề đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân trong mùa mưa bão năm nayvẫn phải trông chờ vào sự tự lực cánh sinh của chính quyền địa phương cũng nhưcác cấp, các ngành liên quan trong tỉnh.

Bài, ảnh: Ngàn Sâu

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thiếu kinh phí, khó di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO