Quản lý rừng bền vững - giải pháp để công ty lâm nghiệp “sống” được

01/07/2013 10:36

Khác với nhiều đơn vị gặp khó khi “đóng cửa” rừng, năm 2013, Công ty TNHH MTV Đắk N’tao (Đắk Song) vẫn được Bộ Nông nghiệp- PTNT phân chỉ tiêu khai thác 5.000 m3 gỗ...

ADQuảng cáo

Khác với nhiều đơn vịgặp khó khi “đóng cửa” rừng, năm 2013, Công ty TNHH MTV Đắk N’tao (Đắk Song)vẫn được Bộ Nông nghiệp- PTNT phân chỉ tiêu khai thác 5.000 m3 gỗ. Từ nguồn thukhai thác gỗ, công ty đủ đảm bảo chi trả lương cho 45 người, với mức lươngtrung bình 4,5 triệu đồng/người/tháng và giữ ổn định hơn 13.000 ha rừng tựnhiên.



Khôngcòn chỉ tiêu khai thác gỗ, cả dãy nhà xưởng chế biến lâm sản của một công tylâm nghiệp trong tỉnh đang bị bỏ không


Ông Nguyễn Tiến Sơn,Giám đốc Công ty TNHH MTV Đắk N’tao giải thích: “Sở dĩ công ty được phép khaithác gỗ rừng tự nhiên trong thời điểm hiện nay, bởi vì thời gian qua đã triểnkhai thí điểm phương án quản lý rừng bền vững. Trong 5 năm thí điểm, đến nay,công ty đã thực hiện được 3 năm rồi. Theo đó, căn cứ vào các quy định chung củaquốc tế và trong nước, công ty đã áp dụng phương thức khai thác, gắn với pháttriển rừng hài hòa. Tức là việc khai thác phải cân bằng với quá trình pháttriển của rừng tự nhiên. Bên cạnh khai thác rừng, đơn vị còn phải có tráchnhiệm với địa phương trong việc hỗ trợ cộng đồng sống gần rừng...".

Ông Sơn cho biết thêm,sau khi kết thúc quá trình thí điểm, các tổ chức quốc tế và Bộ Nông nghiệp vàPTNT sẽ có đánh giá cụ thể, rồi cấp chứng chỉ quản lý, khai thác rừng bền vững,nếu đơn vị đủ điều kiện. Chứng chỉ này sẽ được gia hạn theo từng năm.

Được biết, nhiều “chủrừng” trong tỉnh như Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Wil (Chư Jút), Công tyTNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (Tuy Đức), Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp ĐứcHòa (Đắk Song) đã hướng đến việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững…

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Theo ông Trần MinhĐức, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, ngoài việc xây dựngchương trình quản lý rừng bền vững, với quỹ đất trống các công ty đang còn,tỉnh có thể cho cơ chế đặc thù phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, đó là chănnuôi, trồng cao su… gắn với bảo vệ, phát triển rừng. Trong khi nguồn vốn hỗ trợcủa Nhà nước hạn chế thì các “chủ rừng” phải tính đến phương án lấy nông nghiệp“nuôi” lâm nghiệp mới được.

Theo ông Đỗ NgọcDuyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT thì để tháo gỡ khó khăn cho chính cácdoanh nghiệp lâm nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, chủ trương chung của ngànhNông nghiệp vẫn là phải lấy rừng “nuôi” rừng. Nói cách khác “chủ rừng” quản lývà khai thác giá trị rừng bền vững thì sẽ giữ được rừng.

Liên quan đến vấn đềnày, ngoài hai doanh nghiệp trong tỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệtchỉ tiêu khai thác gỗ (có phương án thí điểm quản lý rừng bền vững) thì Sở Nôngnghiệp-PTNT cũng đã trình tỉnh phương án quản lý rừng bền vững của ba đơn vịkhác. Hiện tại, các phương án này đang được tỉnh trình cơ quan chức năng thẩmtra, phê duyệt…

Riêng đối với các côngty lâm nghiệp có rừng mà trữ lượng, chất lượng không đạt theo quy chuẩn quản lýrừng bền vững thì trước mắt, Nhà nước vẫn phải hỗ trợ vốn để trồng rừng, nhằmnâng cao giá trị rừng. Đến khi rừng phát triển ổn định, các “chủ rừng” trênhoàn toàn có thể hướng đến xây dựng phương án quản lý rừng bền vững”.

Cũng theo ông Duyên,một khi các “chủ rừng” đủ điều kiện được cấp phép khai thác gỗ còn góp phầnthúc đẩy lĩnh vực chế biến lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong tỉnhphát triển. Nếu các “chủ rừng” không chú trọng khâu quản lý rừng bền vững thìvừa không được khai thác gỗ, mà hệ lụy này còn “kéo” nhiều lao động trực tiếpgiữ rừng, làm việc trong lĩnh vực chế biến lâm sản bị thất nghiệp. Xa hơn nữalà rừng sẽ không được quản lý, bảo vệ hiệu quả.

Bài, ảnh:Công Tính

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý rừng bền vững - giải pháp để công ty lâm nghiệp “sống” được
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO