Kinh tế

4 tiểu vùng kinh tế - xã hội Đắk Nông qua ảnh

Lê Phước 04/10/2024 15:04

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông xác định 4 tiểu vùng kinh tế - xã hội để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng.

a DJI_0788
Gia Nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội và là đô thị hạt nhân của tiểu vùng kinh tế - xã hội trung tâm tỉnh Đắk Nông. Gia Nghĩa đang là đô thị loại III và định hướng đến năm 2030 sẽ đạt loại II
1 alumin 2
Đắk R’lấp (và Gia Nghĩa) thuộc tiểu vùng kinh tế - xã hội trung tâm của Đắk Nông. Đắk R’lấp là “đầu tàu” công nghiệp của Đắk Nông với Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã vận hành thương mại từ năm 2017 và Nhà máy Điện phân nhôm Đắk Nông (phía trên, góc trái) đang xây dựng
a IMG_4483
Hiện Nhà máy Alumin Nhân Cơ sản xuất khoảng 700.000 tấn alumin/năm. Nhà máy giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động và đóng góp cho ngân sách Đắk Nông mỗi năm khoảng 400 tỷ đồng
a IMG_6511
Đắk Song thuộc tiểu vùng kinh tế phía Tây của Đắk Nông với tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo. Trên địa bàn huyện có 6 dự án điện gió đã và đang triển khai, trong đó có 1 dự án đã hoàn thành và vận hành thương mại
a IMG_1731
Huyện biên giới Tuy Đức thuộc tiểu vùng kinh tế phía Tây của Đắk Nông với tiềm năng lớn về nông nghiệp. Tại Tuy Đức có nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, trong đó nổi tiếng nhất là mắc ca (Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm mô hình sản xuất mắc ca ở Tuy Đức năm 2023)
anh-hai-quan-428827f6a7a312cef6044556f12fa0e6(1).jpg
Tại huyện biên giới Tuy Đức có cửa khẩu Bu P'răng, đặt tại xã Quảng Trực. Cửa khẩu nằm cách trung tâm TP. Gia Nghĩa khoảng 80km và là cửa ngõ thông thương với tỉnh Mondulkiri, Campuchia
anh trung tam dakmil copy
Đắk Mil thuộc tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Bắc của Đắk Nông với lịch sử phát triển lâu đời. Quy hoạch tỉnh Đắk Nông phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa Đắk Mil thành thị xã, đạt đô thị loại III
a IMG_2376
Cư Jút thuộc tiểu vùng kinh tế - xã hội phía Bắc của Đắk Nông, tiếp giáp với TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tại Cư Jút có Khu công nghiệp Tâm Thắng đã thành lập, hoạt động từ năm 2002 tới nay. Hiện tỷ lệ lấp đầy KCN Tâm Thắng khoảng 90%, đóng góp to lớn vào ngành công nghiệp của địa phương
a DJI_0915
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trải dài trên địa bàn 5 huyện, thành phố và chủ yếu ở huyện Krông Nô (trong ảnh là Núi lửa Nâm Kar). Sau khi được UNESCO công nhận năm 2020 và công nhận lại năm 2023 Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế
a IMG_2594
Krông Nô thuộc tiểu vùng kinh tế phía Đông và là trọng điểm lương thực của Đắk Nông. Nơi đây có những cánh đồng lớn trải dài dọc bờ sông Krông Nô, tạo ra những sản phẩm lúa đặc biệt thơm ngon, nổi tiếng thế giới
a IMG_6539
Hồ Tà Đùng của huyện Đắk Glong (thuộc vùng kinh tế phía Đông của Đắk Nông) được ví như “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên” với vẻ đẹp hoang sơ và thu hút rất nhiều du khách đến tham quan
x

    Nổi bật

        Mới nhất
        4 tiểu vùng kinh tế - xã hội Đắk Nông qua ảnh
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO