Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng học sinh, sinh viên

05/07/2013 09:05

Gia đình ông K’Siêng ở thôn 10, xã Quảng Khê (Đắk Glong) có 3 người con đang học tại các trường đại học lớn ở TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ông rất tự hào vì việc này và luôn cho rằng: “Các con tôi được đi học một phần lớn là nhờ Nhà nước cho vay tiền đấy!”...

Gia đình ông K’Siêng ởthôn 10, xã Quảng Khê (Đắk Glong) có 3 người con đang học tại các trường đạihọc lớn ở TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ông rất tự hào vì việc này và luôn chorằng: “Các con tôi được đi học một phần lớn là nhờ Nhà nước cho vay tiền đấy!”.



Cánbộ ngân hàng hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn phục vụ học tập cho con emmình


Quả thật, gia đình ôngK’Siêng vốn không phải thuộc diện hộ nghèo, nhưng vì cùng một lúc có cả 3 ngườicon vào đại học nên gặp không ít nan giải về kinh phí lo cho con học tập. Khibiết được những khó khăn đó của gia đình, cán bộ của Chi nhánh Ngân hàng Chínhsách-Xã hội huyện đã đến và cho biết là có thể vay vốn chính sách và đã tạođiều kiện để gia đình ông được vay vốn ưu đãi trang trải việc học cho các con.

Tương tự, gia đình chịH’Brông ở xã Quảng Sơn thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhưng nhờ được vay vốn tíndụng của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách-Xã hội huyện nên đã có thể lo được chohai con cùng lúc học đại học. Chị cũng không phải quá lo lắng đến việc trả nợvì ngân hàng luôn tạo điều kiện để khi nào các con ra trường, có công việc ổnđịnh mới trả khoản vay. Theo chị H’Brông thì đây cũng là cách để các con hiểuđược giá trị của việc đi học cũng như công việc sẽ làm sau này.

Theo ông Bùi Thọ Tiếu,Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách huyện Đắk Glong thì trong 5 nămqua, thực hiện chính sách vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên, toàn huyện đãgiải ngân được trên 4,5 tỷ đồng, giúp cho 339 học sinh, sinh viên theo học tạicác trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở trong và ngoài tỉnh cóvốn để đầu tư vào việc học tập.

Trong đó, có gia đìnhcủa 122 sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ được vay 1,6 tỷ đồng. Cácđịa phương có tổng dư nợ nhiều là các xã: Quảng Khê, Quảng Sơn, Đắk Ha. Để đạtkết quả trên, đơn vị đã triển khai và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương củaChính phủ đến mọi người dân về chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinhviên.

Thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng cũng như niêm yết công khai các quyết định, văn bảnhướng dẫn ở tất cả các địa phương, người dân đã biết và hiểu về chính sách tíndụng dành cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã hướng dẫn, triểnkhai quy trình bình xét công khai, dân chủ đối tượng thụ hưởng thông qua mạnglưới tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, bon với sự tham gia giám sát của ngườidân, tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở.

Việc không ngừng đổimới phương thức xét duyệt, bình chọn cho vay đã đưa đồng vốn đến đúng đối tượngthụ hưởng nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả tích cực. Vốn giải ngân vào đầucác kỳ học giúp các hộ sử dụng tiền vay đúng mục đích, đáp ứng được xu hướng xãhội hóa giáo dục và nguyện vọng của nhân dân.

Cũng theo ông Bùi ThọTiếu thì Đắk Glong là địa phương có số lượng hộ nghèo, cận nghèo lớn nên việcthực hiện chương trình tín dụng học sinh, sinh viên thực sự giúp cho rất nhiềuhộ gia đình vượt qua những thời điểm khó khăn. Nguồn vốn đã tạo điều kiện chonhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đến trường học tập, hạn chếđược tối đa tình trạng bỏ học hàng năm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, đơnvị sẽ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để các đối tượng thụ hưởng đượctiếp cận với nguồn vốn một cách kịp thời, tạo cơ hội cho con em trên địa bànđược học hành đến nơi đến chốn, góp phần nâng cao dân trí ở địa phương.

Bài, ảnh:Nguyễn Hiền

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng học sinh, sinh viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO