Những điều nên biết về bệnh SXH

TTTT - GDSK| 25/11/2013 09:40

Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền từ người bệnh sang người lành.

ADQuảng cáo

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) là muỗi vằn, có tên khoa học là Aedes aegypti. Kích thước khoảng 2- 4 mm, màu đen, có sọc trắng xen kẽ với nền đen ở chân và lưng. Muỗi vằn nhiễm virus do đốt người bệnh. Sau đó truyền virus gây bệnh SXH cho người lành qua vết đốt. Nếu không xét nghiệm muỗi, khó biết muỗi nào mang virus gây bệnh.

Nơi muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng

Muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng ở tất cả những nơi nước đọng và trong các vật chứa nước ở nơi có bóng mát, hoặc có ánh nắng dịu. Những chỗ muỗi hay đẻ trứng nhất là: thùng, bể, phuy, chậu, lọ, bình, xô, chậu hoa, chậu cây, chai, ống bơ, lốp xe, chảo, gốc tre, hố cây, hố thấm, lư hương, khay hứng nước từ tủ lạnh… và rất nhiều nơi khác có nước ứ đọng lại.

Vòng đời của muỗi truyền bệnh SXH

Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước ở trong nhà và xung quanh nhà. Trứng nở ra ấu trùng, thường gọi là bọ gậy và sống trong nước khoảng 1 tuần, sau đó chuyển thành lăng quăng trong vòng 1 đến 2 ngày, rồi trở thành muỗi trưởng thành và đốt người. Như vậy, bất kỳ dụng cụ chứa nước nào, dù tự nhiên hay nhân tạo có thể tích trữ nước trong thời gian trên (10 ngày) đều có thể trở thành nơi sinh sản của muỗi Aedes.

Sau khi nở 48 giờ, muỗi cái (muỗi đực chỉ làm nhiệm vụ giao phối, không đốt hút máu) đã có thể thực hiện đốt hút máu lần đầu tiên và tiếp tục hút máu nhiều lần sau đó để nuôi trứng. Từ lần hút máu đầu tiên đến khi đẻ trứng thay đổi từ 2-5 ngày, lần đầu muỗi có thể đẻ từ 60-100 trứng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm muỗi cái có thể sống 30 ngày và có thể đẻ 4 lần trong đời.

ADQuảng cáo

Thời điểm muỗi truyền bệnh SXH đốt người và hút máu

Khoảng bay của muỗi aedes tương đối ngắn so với các giống muỗi khác. Nhìn chung, có thể tìm thấy muỗi trưởng thành vào khoảng 50m so với ổ bọ gậy và xa nhất có thể đến 200m.

Muỗi truyền bệnh SXH đốt người vào ban ngày với hai đỉnh hút máu mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối. Tuy nhiên, nếu đói muỗi có thể hoạt động cả ngày.

Muỗi sống trong nhà, trong các phòng nhỏ và những nơi tối. Phía ngoài nhà chúng thích đậu những nơi mát mẻ và có bóng mát.

Hạn chế nơi muỗi đẻ trứng:

Thu gom, loại bỏ, chôn hoặc đốt các đồ vật thải bỏ như vỏ hộp chai lọ, lốp xe, vỏ dừa và các vật dụng khác có thể chứa hoặc ứ đọng nước trong và xung quanh nhà, không vứt rác và dụng cụ phế thải ra ngoài trời.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những điều nên biết về bệnh SXH
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO