Người Nùng ở Đắk R’la giữ gìn văn hóa dân tộc

13/09/2012 10:34

Mặc dù vào Đắk Nông lập nghiệp đã lâu, nhưng đồng bào Nùng đang sinh sống trên địa bàn xã Đắk R’la (Đắk Mil) vẫn luôn trân trọng, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình...

ADQuảng cáo

Mặc dùvào Đắk Nông lập nghiệp đã lâu, nhưng đồng bào Nùng đang sinh sống trên địa bànxã Đắk R’la (Đắk Mil) vẫn luôn trân trọng, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyềnthống của dân tộc mình.



Dù điđâu, làm gì, đồng bào Nùng ở xã Đắk R’la luôn giữ nét văn hóa đặc trưng của dântộc mình


Theo ông Lâm Văn Thồ ở thôn 8 thì một trong những vậtdụng sinh hoạt truyền thống được người dân ưa chuộng nhất là chiếc chiếu cót-một loại chiếu được đan bằng mây, tre. Ông cũng như các gia đình khác trongthôn thường mua mây, tre về tự chuốt, đan theo ý thích của mình.

Tuy việc đan chiếu cót công phu, mất nhiều thời gian,nhưng ai cũng làm và làm theo đúng kỹ thuật truyền thống. Giờ đây, vào bất cứnhà đồng bào dân tộc Nùng nào trên địa bàn xã cũng đều thấy có những chiếcchiếu cót bằng tre được dựng riêng ở một góc nhà.

Ông Thồ cho biết: “Chiếu cót là một trong những vậtdụng sinh hoạt mà hầu như gia đình nào cũng phải có. Bây giờ, cho dù các loạichiếu đã bày bán rất nhiều ở chợ, nhưng đồng bào vẫn thích làm và sử dụng chiếucót, vì nó như nhắc nhở mọi người ghi nhớ và gìn giữ giá trị văn hóa của dântộc. Người con trai Nùng trước khi lấy vợ mà chưa biết rèn, đan chiếu cót thìbị coi là bất tài, không xứng đáng là trụ cột trong gia đình”.

Tương tự, nghề dệt vải chàm truyền thống cũng đượcđồng bào gìn giữ và truyền dạy cho các thế hệ sau. Với bà con nơi đây thì việcdệt vải chàm không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn là cáchđể rèn luyện cho con cháu ý thức lao động cần cù, chịu thương, chịu khó. Do đó,người con gái trước khi đi lấy chồng phải biết dệt vải, nhuộm chàm nếu không sẽbị coi là lười nhác, không biết làm ăn.

Bởi vậy, ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã đượcbà và mẹ chỉ dạy cho phương pháp dệt vải truyền thống. Những bộ áo quần, khănquấn đầu được may bằng vải chàm là niềm tự hào của đồng bào Nùng. Vì vậy, chodù đi đâu, làm gì, đồng bào đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

ADQuảng cáo

Nói về điều này, chị Nông Thị Cồ ở thôn 8 tâm sự:“Người con gái được xem là đảm đang, đủ tiêu chuẩn lấy chồng phải biết dệt vảichàm, nhuộm chàm. Con cháu mà không hướng về nguồn cội, coi như có lỗi với ôngbà, tổ tiên lắm đấy. Do đó, được dệt và may những tấm áo chàm cho những ngườithân trong gia đình, tôi cảm thấy vui lắm”.

Còn chị Triệu Hồng Thương ở thôn 10 cũng cho hay:“Vào đây lập nghiệp mấy chục năm, nhưng đồng bào Nùng chúng tôi luôn đoàn kếttrong làm ăn, bảo ban nhau gìn giữ bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Ainấy đều có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc rất cao, đó là điều chúng tôi tự hàovà vui nhất”.

Cùng với việc giữ gìn nghề thủ công truyền thống thìcác giá trị văn hóa phi vật thể cũng được đồng bào Nùng nơi đây gìn giữ khátrọn vẹn. Các lễ hội truyền thốngnhư lễlòng tòng, lễ cúng cơm mới được bà con ghi nhớ và tổ chức hàng năm. Mỗi khi lễhội diễn ra thì khắp thôn trên, xóm dưới, đồng bào lại nô nức tham gia và đócũng chính là lúc làn điệu sli được cất lên một cách ngọt ngào, say đắm.

Với đồng bào Nùng thì điệu hát sli vừa là “ông Tơ, bàNguyệt” xe duyên cho những đôi trai gái nên vợ nên chồng, vừa là sợi dây gắnkết bà con láng giềng lại với nhau. Vì vậy, vào các đêm trăng sáng hay lễ hội,đồng bào, nhất là lớp thanh niên thường hát điệu sli, làm cho cuộc sống nơithôn dã thêm phần phong phú, đa dạng, mang đậm nét chân quê đáng quý.

Có được những điều trên thì đồng bào Nùng nơi đâyluôn chú trọng đến việc giáo dục con cái làm gì cũng phải gìn giữ được “hồncốt” của dân tộc. Ngay từ bé, những đứa trẻ đã được cha mẹ chỉ dạy cho nhữngnghề truyền thống như rèn, dệt, đan chiếu cót và biết ra đồng làm những việc vừasức. Mặt khác, đồng bào cũng luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho con em đếntrường học văn hóa, tiếp thu tri thức mới để nắm bắt và theo kịp các dân tộcanh em khác.

Theo đồng chí Vương Thị Thủy, Phó Bí thư Đảng ủy xãĐắk R’la thì hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng hơn 400 hộ đồng bào Nùng vớihơn 1.000 nhân khẩu, sống tập trung chủ yếu ở các thôn 8 và 10. Cùng với việcchăm lo phát triển kinh tế, những năm qua, đồng bào Nùng luôn đoàn kết, xâydựng đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt, ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống củađồng bào rất đáng trân trọng. Hoạt động giao lưu văn hóa giữa đồng bào Nùng vớicác dân tộc anh em khác cũng luôn được phát huy, góp phần làm cho đời sống vănhóa cộng đồng thêm phong phú, đa dạng hơn.

Bài, ảnh: Mỹ Hằng

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Người Nùng ở Đắk R’la giữ gìn văn hóa dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO