Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử lần thứ 10

23/07/2012 08:49

Sau 10 năm cải cách thủ tục hành chính, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ công vẫn ở mức rất thấp, chỉ đạt 20-25%...

ADQuảng cáo

Sau 10 năm cải cách thủ tục hành chính, mức độ hài lòng của người dânvà doanh nghiệp đối với các dịch vụ công vẫn ở mức rất thấp, chỉ đạt 20-25%.


Phó thủ tướng NguyễnThiện Nhân phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. Ảnh: Quốc Dũng


Mục tiêu của Chương trình hiện đạihóa thủ tục hành chính do Bộ nội vụ xây dựng là đến năm 2015, mức độ hài lòngcủa người dân, doanh nghiệp dành cho các dịch vụ hành chính của cơ quan Nhànước phải đạt trên 60%, và đến năm 2020 là trên 80%.


Chia sẻ tại “Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử lần thứ 10” vừa diễn ra tạiHà Nội, ông Đinh Duy Hòa, Vụ trưởng Vụ Cải cách Hành chính, Bộ nội vụ khẳngđịnh, yếu tố then chốt để cải cách thủ tục hành chính chính là hiện đại hóa thủtục bằng việc ứng dụng CNTT và phát triển Chính phủ điện tử. 

Theo ông Hòa, hiện tại nền hànhchính của Việt Namvẫn đang tụt hậu so với yêu cầu, và trọng tâm của công cuộc cải cách sẽ phảitập trung vào ba lĩnh vực chính là thể chế, con người và chất lượng dịch vụcông.


“Chúng ta còn khá nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu 60% và 80%.Chẳng hạn như phải rà soát lại các thủ tục theo hướng đơn giản hóa, xem xét lạicác quy trình để tránh tình trạng người dân phải đi lại nhiều nơi. Trong tươnglai, Chính phủ điện tử và Thủ tục hành chính hiện đại là phải tạo điều kiệnđược cho người dân “giám sát trở lại” cơ quan Nhà nước”, ông Hòa phân tích.

ADQuảng cáo


Hiện nay, người dân mới chỉ có thể tìm hiểu thủ tục qua mạng trước khi đến cơquan nhà nước. Một số nơi đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 2, tứclà người dân có thể tải biểu mẫu đơn qua mạng, điền sẵn rồi mới mang đến cơquan nhà nước. Nhưng nếu ứng dụng CNTT tốt thì với thủ tục một cửa, người dânsẽ có thể trực tiếp kiểm tra được hồ sơ của mình đang ở khâu nào, đã được xử lýđến đâu trên hệ thống.


Nói cách khác, ứng dụng công nghệ và phát triển mạnh Chính phủ điện tử sẽ giúptăng độ minh bạch cho các dịch vụ công, và từ đó mà mức độ hài lòng của ngườidân đối với các dịch vụ này mới tăng lên, ông Hòa nhấn mạnh. 

Đồng quan điểm với ông Hòa, ông LêThanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG ASEAN cho biết, Báo cáo về Chính phủ Điện tử năm2012 của Liên Hợp Quốc tuy đánh giá Việt Nam tăng 7 bậc (từ hạng 90 năm 2010lên vị trí số 83 năm 2012), nhưng vẫn có nhiều chỉ số của Việt Nam ở mức thấp,thậm chí rất thấp. “Cơ sở hạ tầng, nguồn lực con người ở mức trên trung bình,nhưng mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với Chính phủ điện tử,tính minh bạch và chất lượng dịch vụ công đều không cao”, ông Tâm thẳng thắn.


Doanh nghiệp vẫn than phiền về việc bị “hành là chính” khi tiếp cận với các cơquan Nhà nước, trong khi mô hình PPP (hợp tác công tư) đang được Chính phủ chủtrương phát triển, đẩy mạnh trong các hoạt động đầu tư xã hội. Điều này theoông Tâm là một nghịch lý. Thủ tục nhiêu khê, quy trình phức tạp, phải gõ cửanhiều nơi và thiếu thông tin… là những khó khăn phổ biến của doanh nghiệp khiva chạm với thủ tục hành chính.


Hoặc một thí dụ khác mà ông Tâm chỉ ra, là việc nhiều cơ quan Nhà nước đã cungcấp mẫu đơn qua mạng nhưng trên thực tế người dân lại ít sử dụng. “Thứ nhất làvì họ cung cấp nhưng lại thiếu tuyên truyền đến dân nên dân không biết mà dùng.Thứ hai là có mẫu đơn đấy nhưng hướng dẫn cách thức không có, hoặc không kỹ,không đầy đủ, nên dân không biết điền sao cho đúng”.


Đối với bài toán mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công vàChính phủ điện tử, ông Tâm nhấn mạnh rằng có nhiều thước đo để xác định chỉ sốnày, nhưng không thể phủ nhận thực tế là hiện nay, người dân chỉ đang hài lòngvới các tập đoàn nước ngoài hoặc với dịch vụ của các công ty tư nhân mà thôi.“Cơ quan Nhà nước vẫn còn nặng tâm lý cửa quyền, dân cần mình chứ không phảimình phục vụ dân”, ông Tâm phân tích. “Người dân thiếu thông tin, không đượcgiám sát các dịch vụ công thì sao minh bạch được?”.


Về điểm này, ông Hòa cũng tỏ ra đồng tình khi khẳng định, công chức Nhà nướcnếu không thay đổi thái độ và cách ứng xử với người dân, doanh nghiệp thì hiệnđại hóa thủ tục hành chính chỉ là trên giấy, nửa vời.

Theo thống kê đến hết tháng 5/2012, 96,6% Bộngành tại Việt Nam đã có website riêng, 100% các tỉnh, thành phố có cổng thôngtin điện tử, 83,6% các thông tin chỉ đạo ban hành được đưa lên mạng.

T.D(Theo Vietnamnet)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử lần thứ 10
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO