Hội thảo quốc gia về bệnh tay chân miệng

04/04/2013 15:38

Ngày 4/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức "Hội thảo quốc gia về bệnh tay chân miệng". Tham dự có các chuyên gia trong nước và đại biểu đến từ các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Campuchia và các tổ chức quốc tế...

ADQuảng cáo

Ngày 4/4, Viện Vệ sinh dịch tễ Trungương, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức "Hội thảo quốcgia về bệnh tay chân miệng". Tham dự có các chuyên gia trong nước và đạibiểu đến từ các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia,Campuchia và các tổ chức quốc tế.


Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng BộY tế phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

ADQuảng cáo

Hội thảo diễn ra trong hai ngày(4-5/4) với hơn 20 báo cáo tập trung vào bốn chủ đề chính gồm dịch tễ học; chẩnđoán và điều trị ca bệnh; dự phòng và kiểm soát bệnh tay chân miệng; miễn dịchvà vắcxin.


Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định bệnhtay chân miệng là một trong những bệnh mới nổi đang được quan tâm ở nhiều nướcchâu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Sự gia tăng số trường hợp mắcbệnh tay chân miệng đã dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến Trungương và địa phương.


Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về dịch tễ học, chẩn đoán lâmsàng và xét nghiệm, điều trị và phòng chống bệnh tay chân miệng trong khu vựcvà Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội hợp tác nghiên cứu và phòng chống bệnh taychân miệng giữa các quốc gia trong khu vực.


Theo Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, bệnh tay chân miệng lưu hành ở nhiều nước trênthế giới; bệnh có xu hướng gia tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước có nềnkinh tế phát triển trong những năm gần đây.


Tại Việt Nam,bệnh tay chân miệng ghi nhận từ năm 2003 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012, cảnước có 157.654 người mắc bệnh và 45 trường hợp tử vong.


Nguyên nhân bệnh là do virus đường ruột, lây lan theo đường tiêu hóa và tiếpxúc trực tiếp; có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýpvirus khác nhau; bệnh lưu hành rộng ở các địa phương trong nước và các quốc giatrong khu vực. Đặc biệt, hiện giới chuyên môn chưa có vắcxin phòng bệnh và chưacó thuốc điều trị đặc hiệu.


Thời gian tới, ngành y tế tiếp tục duy trì thực hiện giám sát, xử lý ổ dịch,đánh giá xu hướng của bệnh, đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời; tổ chứcnghiên cứu các yếu tố nguy cơ, đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng,chống; thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị.


Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông cho đối tượng là các bà mẹ, hộ giađình có trẻ dưới 3 tuổi, giáo viên các trường học, nhà trẻ mẫu giáo, nhóm trẻgia đình; truyền thông trực tiếp qua đội ngũ y tế thôn bản, cán bộ phụ nữ; giaotrách nhiệm cho trạm y tế xã, phường, nhân viên y tế thôn bản phụ trách các hộdân có trẻ dưới 3 tuổi, hướng dẫn cho gia đình thực hiện các biện pháp phòngchống bệnh.

Nguồn TTXVN

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo quốc gia về bệnh tay chân miệng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO