Giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Đảng

Nguyễn Văn Thanh| 29/04/2016 14:26

Ngày 1/5/1886, đại biểu cho giai cấp công nhân trên toàn thế giới, giai cấp công nhân Mỹ ở thành phố Chicagô đã tạo ra một sự kiện lớn: Bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện đời sống với một tinh thần quyết liệt, được công nhân, lao động trên toàn thế giới khâm phục.

Sự khâm phục ấy được những đại biểu ưu tú nhất của phong trào công nhân trên toàn thế giới biến thành ngày hội truyền thống, ngày biểu dương lực lượng và phát triển khí thế cách mạng.

Tại Đại hội thành lập Quốc tế II do Ph.Ăng-ghen lãnh đạo họp ngày 14/7/1889, Đại biểu của giai cấp công nhân thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 hàng năm làm “Ngày Quốc tế lao động”. Nghiên cứu sự kiện lịch sử nêu trên, Bác Hồ đã sớm nhận thấy ý nghĩa và sức mạnh to lớn của Ngày Quốc tế lao động đối với cách mạng thế giới cũng như ở mỗi nước. Vì thế, Người là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Quyết định của Đại hội I Quốc tế II (ngày14/7/1889) là lấy ngày 1/5 hàng năm làm “Ngày Quốc tế lao động”.

Ngày 1/5/1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và công nhân Đà Nẵng biểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô viết. Tháng 8/1925, công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) đã bãi công đòi tăng lương và để ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân Thượng Hải (Trung Quốc). Những cuộc đấu tranh đầu tiên ấy đánh dấu sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, một mốc son chuyển phong trào công nhân Việt Nam phát triển từng bước, tự phát đến tự giác.

Ngày 3/2/1930, ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đóng vai trò nòng cốt trong Khối liên minh Công - Nông. Phong trào đấu tranh ngày 1/5/1930 đã mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 – 1931. Từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc chí Nam, nhiều nơi treo cờ Đảng, tổ chức mít tinh, tuần hành thị uy, lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn, vận động của Công hội đỏ, công nhân và nông dân mít tinh chào mừng Ngày Quốc tế lao động 1/5. Đây là lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên phạm vi toàn quốc đoàn kết đấu tranh tỏ rõ sức mạnh vô địch, sứ mệnh lịch sử của khối liên minh Công – Nông.

Trong cao trào cách mạng 1936 – 1939, thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, Ngày Quốc tế lao động được tổ chức công khai. Đặc biệt là cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 tại Hà Nội có gần 3 vạn công nhân lao động tham gia.

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 19/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 56 quyết định để công nhân lao động cả nước nghỉ hưởng lương Ngày Quốc tế lao động.

 Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong 30 năm đổi mới, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò của mình và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Qua quá trình đổi mới, Đảng có nhiều nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân, thể hiện trong các nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và một số nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thể hiện đầy đủ, rõ ràng, sát thực nhất. Trong những năm gần đây, Nghị quyết số 20/NQ-TW, ngày 28/1/2008, về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Kết luận số 79/KL-TW của Bộ Chính trị, ngày 25/12/2013, về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW.

 Trong suốt chặng đường đã qua, mặc dù các thế lực thù địch chống phá điên cuồng, nhưng nhờ thường xuyên giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn, nên Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội, đưa đất nước không ngừng phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

"Giữ vững bản chất giai cấp công nhân, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên”, được Đảng ta xác định là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh hiện nay. Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, xa rời mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì nó chính là mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của Đảng ta.

Trước những yêu cầu cao hơn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, đòi hỏi giai cấp công nhân phải có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.  

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giữ vững bản chất giai cấp công nhân và tính tiền phong của Đảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO