Xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa

28/03/2012 08:34

Sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, nhân dân ta đã giành được những thành tựu rất quan trọng có ý nghĩa lịch sử...

Sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới toàndiện đất nước theo định hướng XHCN, nhân dân ta đã giành được những thành tựurất quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục vớitốc độ khá cao, đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển, đờisống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, dân chủ trong xãhội tiếp tục được mở rộng, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh đượcgiữ vững. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, thế và lực của nước ta mạnh thêmnhiều, vị thế quốc tế của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namngày càng được nâng cao.

Những thành tựu quan trọng này đã tạo điều kiện, tiềnđề để nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới.

Bên cạnh sự phát triển liên tục với tốc độ khá cao,nền kinh tế xã hội của Việt <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Namđã bộc lộ một sự yếu kém rất đáng lo ngại. Đó là, năng suất lao động, chấtlượng, hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh ngày càng thấp. Nước ta vẫn đang đốimặt với nguy cơ, thách thức tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khu vựcvà thế giới; phân hóa xã hội, phân cực giàu nghèo ngày càng tăng, tiềm ẩn sựbất an của xã hội. Văn hóa xã hội có nhiều mặt xuống cấp, đó là tình trạng suythoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,đảng viên và nhân dân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tình trạng tiêu cựcvà tội phạm xã hội chưa được đẩy lùi.

Sớm nhận thức được chiều hướng và nguyên nhân của sựphát triển chưa bền vững trên đây, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) vềXây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta đã chỉrõ: “Trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa lường hết nhữngtiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hóa” và nhất là chưa thựcsự coi trọng xây dựng chiến lược phát triển văn hóa song song với chiến lượcphát triển kinh tế. Từ nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng củavăn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước, tại Hội nghị lần này, đểthực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới, đồng thời với việc xác định đúng đắnphương hướng chung, Hội nghị đã nêu ra 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụcụ thể và những giải pháp lớn xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc…Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nhànước đã ban hành 10 luật, 16 nghị định, 10 quy định, 2 chỉ thị, 11 thông tưliên quan tới vấn đề phát triển văn hóa. Ngân sách nhà nước dành cho văn hóađều tăng hàng năm, riêng mức hỗ trợ cho chương trình mục tiêu quốc gia về vănhóa mỗi năm từ 400 - 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra của việcthực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) thì việc thể chế Nghị quyết còn chậm,thiếu đồng bộ.

Ngày 16-6-2008, BộChính trị đã ban hành Nghị quyết 23 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn họcnghệ thuật trong thời kỳ mới, khi phân tích nguyên nhân của những bất cập, yếukém trong lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật; theo đó, Đảng ta đã chỉ rõ: Sựquan tâm lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về quan điểm, chủ trương chínhsách, về đầu tư kinh phí, ngân sách cho lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuậtchưa đúng tầm và đúng mức. Một số vấn đề cốt lõi và mới đặt ra trong lĩnh vực nàychưa được lý giải thấu đáo, thiếu thống nhất. Công tác tổng kết thực tiễn chưatheo kịp sự phát triển, vì thế còn lúng túng, thiếu những quyết sách cơ bản,chủ động, có biểu hiện vừa buông lỏng, vừa hữu khuynh, vừa áp đặt chủ quan,thiếu tầm nhìn xa. Việc thể chế hóa các nghị quyết, quan điểm của Đảng về vănhóa, văn học nghệ thuật còn chậm, một số cơ chế chính sách rất quan trọng đượcnêu trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đến nay vẫn chưa được cụ thể đểthực hiện. Nhiều chính sách đối với văn nghệ, văn nghệ sỹ đã lạc hậu nhưng chậmđược sửa đổi. Chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển vănhóa, văn nghệ chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Một số cấp ủy vàchính quyền chưa coi trọng và thiếu hiểu biết đầy đủ về vai trò và tính đặc thùcủa văn học nghệ thuật, chậm thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng. Đầu tưcho văn hóa, văn nghệ chưa tương xứng với yêu cầu mới, chưa hợp lý và kém hiệuquả.

Tất cả những yếu kém khuyết điểm trên đây là mộttrong những nguyên nhân chủ quan của những yếu kém khuyết điểm, hạn chế, bấtcập của văn hóa, văn học nghệ thuật. Và những khuyết điểm yếu kém, bất cập nàycủa văn hóa, văn học nghệ thuật là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự pháttriển không bền vững của kinh tế xã hội nước ta. Nền kinh tế nước ta vẫn đangđối mặt với nguy cơ thách thức: tụt hậu xa hơn nữa với các nước khu vực và thếgiới.

Để đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các Nghị quyếtTrung ương 5 (Khóa VIII) và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, trên cơ sở đườnglối, quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, văn họcnghệ thuật trong Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị vàcăn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 mà Đại hội XI đãthông qua, cần xác định mấy khâu đột phá là:

Thứ nhất, sớm hoàn thành việc thể chế hóa (bằng luật,pháp lệnh, nghị định) các quan điểm, định hướng xây dựng các văn bản pháp luậtvà pháp quy để điều chỉnh các lĩnh vực phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật.

Thứ hai, xây dựng đồng bộ hệ thống các chính sách, cơchế đã được Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị địnhhướng, nhất là các chính sách kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế.Riêng lĩnh vực văn học nghệ thuật cần xây dựng các cơ chế chính sách mà Ban Bíthư khóa X đã chỉ đạo thực hiện.

Thứ ba, tăng ngân sách nhà nước và huy động đượcnguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư, hỗ trợ cho đúng tầm đúng mức, đúng đốitượng để phát triển mạnh mẽ văn hóa, văn học nghệ thuật.

Thứ tư, có các giải pháp mạnh mẽ, khả thi để bố tríđội ngũ cán bộ thực sự đảm đương được nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý lĩnh vực vănhóa, văn học nghệ thuật từ cấp trung ương đến cấp cơ sở.

Thứ năm, ban hành cơ chế chính sách đặc thù để pháttriển, bồi dưỡng phát huy cho được những tài năng trẻ trên lĩnh vực văn hóa,văn học nghệ thuật.

Theo T/cTuyên giáo

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO