Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục: Giảm nhân lực khối THPT

V.D ( SGGP)| 03/01/2012 10:39

Theo quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục đến năm 2020 Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa ban hành, dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục mầm non đến năm 2020 khoảng 240.000 người...

ADQuảng cáo

Theo quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục đến năm 2020 Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa ban hành, dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục mầm non đến năm 2020 khoảng 240.000 người (trong đó có 33.000 cán bộ quản lý, 159.000 giáo viên, 48.000 nhân viên). Đến năm 2020 nhu cầu giáo viên mầm non miền núi phía Bắc khoảng 26.100 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 44.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 35.000 người; Tây Nguyên khoảng 10.000 người; Đông Nam bộ khoảng 21.000 người, Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 22.000 người.

Đối với tiểu học, dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục tiểu học đến năm 2020 khoảng 522.000 người (trong đó có 37.000 cán bộ quản lý, 406.000 giáo viên, 79.000 nhân viên). Trong dó giáo viên môn cơ bản, theo dự báo bình quân hàng năm, giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 4.000 người, giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 5.200 người. Riêng giáo viên Ngoại ngữ (tiếng Anh) theo dự báo bình quân hằng năm tăng mạnh, giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 1.500 người, giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 2.500 người. Dự báo, đến năm 2020 nhu cầu giáo viên tiểu học miền núi phía Bắc khoảng 75.800 người, Đồng bằng sông Hồng khoảng 78.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 85.500 người; Tây Nguyên khoảng 32.000 người; Đông Nam bộ khoảng 51.000 người; Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 82.800 người.

ADQuảng cáo

Nhu cầu nhân lực của giáo dục THCS dự báo đến năm 2020 khoảng 480.000 người (trong đó có 27.000 cán bộ quản lý, 412.000 giáo viên). Hằng năm, số lượng giáo viên các môn học đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất là môn ngoại ngữ 1.000 người, môn toán tăng 1.600 người. Trong đó dự báo, đến năm 2020 số lượng giáo viên THCS miền núi phía Bắc khoảng 69.000 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 88.700 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 2.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên Trung khoảng 100.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 2.000 người; Tây Nguyên khoảng 33.000 người, tăng bình quân hằng năm là 600 người; Đông Nam bộ khoảng 51.000 người, tăng bình quân hằng năm là 1.000 người; Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 69.500 người, tăng bình quân hằng năm là 1.500 người.

Dự báo, nhu cầu nhân lực của giáo dục THPT đến năm 2020 khoảng 148.000 người (trong đó có 9.000 cán bộ quản lý, 116.000 giáo viên). Bình quân mỗi năm giáo viên giảm 1.000 người. Theo số liệu dự báo giáo viên các môn học cấp THPT đang ổn định và có tình trạng thừa giáo viên; đến năm 2020 số lượng giáo viên THPT miền núi phía Bắc khoảng 17.000 người, giảm bình quân hằng năm là 170 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 34.000 người, giảm bình quân hằng năm là 300 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 35.000 người, giảm bình quân hằng năm là 350 người; Tây Nguyên khoảng 9.000 người, giảm bình quân hằng năm là 90 người; Đông Nam bộ khoảng 19.000 người, giảm bình quân hằng năm là 200 người; Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 22.000 người, giảm bình quân hằng năm là 200 người.

Quy hoạch này cũng đưa ra dự báo về nhu cầu giảng viên của trung cấp chuyên nghiệp, hệ cao đẳng, đại học. Trong đó, theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong các trường đại học khoảng 127.000 người. Bình quân mỗi năm giảng viên đại học tăng khoảng 2.500 người. Theo dự báo, đến năm 2020 số lượng giảng viên đại học khu vực miền núi phía Bắc khoảng 4.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 150 người; Đồng bằng sông Hồng khoảng 35.000 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 1.000 người; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung khoảng 12.000  người, tăng bình quân hằng năm khoảng 400 người; Tây Nguyên khoảng 2.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 100 người; Đông Nam bộ khoảng 23.000 người, tăng bình quân hằng năm là 800 người; Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4.500 người, tăng bình quân hằng năm khoảng 120 người.

Ngoài ra, số cán bộ quản lý giáo dục dự kiến cần có trong thời gian tới ở 63 sở Giáo dục – Đào tạo khoảng 4.500 người và 751 phòng Giáo dục – Đào tạo của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước là 18.000 người.

Đây là lần đầu tiên ngành giáo dục có quy hoạch về nhân lực của ngành. Ngành giáo dục cho rằng nếu làm tốt quy hoạch này sẽ bảo đảm việc đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên có địa chỉ, không để diễn ra tình trạng nơi thừa nơi thiếu giáo viên  khá phổ biến hiện nay.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục: Giảm nhân lực khối THPT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO