Phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm dịp tết

08/02/2013 08:00

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong một tháng Một của năm 2013, đã có 5 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể làm 63 người bị ngộ độc trên cả nước...

ADQuảng cáo

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong mộttháng Một của năm 2013, đã có 5 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể làm 63 người bịngộ độc trên cả nước.


Để tránh ngộ độc thực phẩm người dâncần chú ý khâu bảo quản. (Nguồn: icook.vn)

Như vậy, hàng ngày cả nước vẫn xảyra các vụ ngộ độc thực phẩm, nạn nhân nặng thì tử vong, nhẹ cũng phải đi cấpcứu. Những ngày Tết cổ truyền, nhu cầu sử dụng thực phẩm tại gia đình càngnhiều. Do vậy, người dân hết sức chú trọng việc chọn lựa và chế biến thực phẩmđể tránh ngộ độc.


Tủ lạnh chưa chắc đã không ôi thiu


Tết đến, hầu như nhà nào cũng mua sắm rất nhiều thực phẩm trong mấy ngày. Vìvậy, thực phẩm phục vụ cho Tết đầy đủ và phong phú, món gì cũng phải có. Chưakể nhiều gia đình, lo sau Tết giá cả leo thang đã mua trước Tết  khánhiều, chính điều này là nuôi dưỡng tiềm ẩn của nguy cơ ngộ độc thực phẩm...


Tiến sỹ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám-Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡngquốc gia lưu ý người dân để tránh ngộ độc thực phẩm cần chú ý khâu bảo quản.Đây là vấn đề cần ưu tiên, quan tâm hàng đầu trong những ngày Tết.


Theo phong tục, người dân thường có thói quen luôn dự trữ thực phẩm để ăn trong3-4 ngày Tết. Theo bà Hải, ngay cả với những gia đình có tủ lạnh, nếu khôngbiết cách bảo quản đúng, sẽ vẫn  kém tươi ngon hoặc vẫn phát sinh ôi thiu,vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, người dân nên hạn chếviệc dự trữ thực phẩm. 

Đồ chưa chế biến bảo quản trong tủnên được chia sẵn theo từng bữa/món, để riêng trong hộp hoặc bao bảo quản thứcăn, để trong ngăn đá. Nên để riêng rẽ từng loại thực phẩm: gia cầm, gia súc,hải sản, thủy sản ở từng góc/ngăn riêng biệt. 

Với đồ chế biến sẵn, cũng cần chiavào hộp, bát riêng. Ăn đến đâu đem làm nóng lại đến đó. Không để một nồi to,múc ra đổ vào, nấu đi nấu lại.


Với những nhà không dùng tủ lạnh thì không nên tích trữ thực phẩm nhiều vì hiệnnay, ngày mồng 1, mồng 2 Tết chợ đã họp.

Tại nhiều tỉnh do Tết thường trùngvới kiểu thời tiết lạnh, nhiệt độ ở các tỉnh miền núi phía Bắc xuống thấp. Thựcphẩm nấu chín có thể vẫn bảo quản được 2-3 ngày, nhưng khi ăn cần lưu ý phảinấu sôi lại thật kỹ.


Theo các chuyên gia về thực phẩm, để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất người tiêudùng nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những loại thực phẩm như (cá, tôm, gà,vịt...) đang còn sống, cử động được, đã qua kiểm dịch. Còn đối với các sản phẩmnhư bánh, mứt, kẹo... thì nên mua của những cơ sở, hãng sản xuất có uy tín.

ADQuảng cáo


Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì người dân nên lựa chọn mua ởnhững nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng.


Cảnh giác nấm độc


Dịp Tết, nấm là món ăn được khá nhiều hộ gia đình lựa chọn trong việc chế biếnthực phẩm như nấu canh, làm nem... Tuy nhiên, món này cũng tiềm ẩn rất nhiềunguy cơ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa.


Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Trần Quang Trung cảnh báo người dân về tìnhtrạng ngộ độc nấm trong thời gian tới nhất là mùa Đông và mùa Xuân. Đáng lưu ý,số vụ ngộ độc nấm xảy ra ít, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.


Thời điểm Tết đến Xuân về cũng là lúc các loại nấm trong rừng mọc rộ, bà convẫn có thói quen hái các loại nấm này về ăn và nguy cơ gây ngộ độc rất cao.


Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến cáo người dânkhi khai thác và sử dụng nấm mọc tự nhiên chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấmăn được; kiểm tra, xác định nấm thật kỹ trước khi chế biến thành món ăn; phảikiên quyết loại bỏ nấm lạ; tuyệt đối không ăn thử nấm vì nếu là nấm độc có thểgây chết người.


Người dân không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm (đối với nấm tán) vìlúc đó chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của chúng nên không xác định được rõloài; không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, phát sáng vào ban đêm.


Ăn nhiều măng dễ gây tắc ruột


Mỗi độ tết về, măng khô cũng là một món ăn không thể thiếu được trong mỗi giađình. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ cảnh báo người già và trẻ nhỏ không nên ăn nhiềumón ăn này.



Măng khô - Loại thực phẩm được nhiều gia đình sửdụng trong dịp Tết.

Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh - Khoaphẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) cho biết những năm gầnđây, bệnh viện tiếp nhận khá nhiều ca tắc ruột, rối loạn tiêu hóa do măng khôgây ra.


Bác sỹ Vinh cho hay, măng khô là loại thực phẩm hầu như không có nhiều chấtdinh dưỡng, chủ yếu là chất xơ. Với người già, khi ruột và hệ tiêu hóa đã yếu,lão hóa thì không nên ăn nhiều. Bởi người già mỗi bữa ăn chỉ cần ăn vài miếng,nhưng bữa nào cũng ăn thì tích lũy lại mấy ngày tết số măng có trong ruột sẽrất nhiều.


Với những người già, hệ tiêu hóa trở nên yếu, nên không tiêu hóa được số măngđó do vậy chúng sẽ rất dễ gây tắc ruột. Vì vậy, bác sỹ Vinh cảnh báo họ khôngnên hay chỉ ăn một lượng măng rất nhỏ trong những ngày tết.


Ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết là điều không ai mong muốn gặp phải. Tuynhiên, việc trang bị những kiến thức về vấn đề này để phòng tránh và sơ cứuđúng cách luôn cần thiết.


Giáo sư Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Namkhuyến cáo người dân khi nghi ngờ người trong gia đình ngộ độc thực phẩm thìngưng ngay thức ăn, đồ uống đó. Giữ toàn bộ thức ăn, đồ uống còn lại, kể cảchất nôn, phân, nước tiểu… để cơ quan y tế xét nghiệm, tìm nguyên nhân.


Khi bị ngộ độc, người dân nên loại trừ lập tức độc tố ra khỏi cơ thể bằng cáchgây nôn như ngoáy ngón tay trong cổ họng, cho uống nước muối. Bên cạnh đó,người dân cần rửa dạ dày bằng nước ấm, nước muối sinh lý càng sớm càng tốt(trước 6 tiếng), sau đó nhanh chóng đưa người nhà đến cơ sở y tế gần nhất.

NguồnTTXVN

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm dịp tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO