Nạn nhân chất độc da cam ở Trúc Sơn nỗ lực vượt khó

11/08/2010 10:12

Chiến tranh dù đã đi qua hơn 35 năm, thế nhưng với những người từng sống và chiến đấu trên những vùng đất bị nhiễm chất độc hóa học của quân thù thì vẫn còn như mới hôm qua, vì những di chứng quái ác vẫn đang hàng ngày đeo bám họ...

ADQuảng cáo

Chiến tranh dù đã đi qua hơn 35 năm, thế nhưng vớinhững người từng sống và chiến đấu trên những vùng đất bị nhiễm chất độc hóahọc của quân thù thì vẫn còn như mới hôm qua, vì những di chứng quái ác vẫnđang hàng ngày đeo bám họ. Tuy nhiên, vượt lên trên những nỗi mất mát, bệnhtật, những nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn xã Trúc Sơn (Chư Jút) luôn nêucao tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống.

Trước đây, tuy không trực tiếp cầm súng ra chiếntrường, nhưng vợ chồng ông Đậu Đình Ngọc ở thôn 2 lại đảm nhận công việc thôngđường, san lấp hố bom trên mặt trận Nghệ An. Hơn 3 năm làm nhiệm vụ tuyến giữa,cả hai vợ chồng đều bị nhiễm chất độc hóa học. Ông Ngọc bị bệnh tiểu đường,bệnh tim, không có khả năng lao động, còn bà Sự thì bị gai cột sống. Điều đángbuồn hơn, đứa con gái thứ 4, do ảnh hưởng từ bố mẹ, nên ngay từ khi lọt lòngcũng bị thiểu năng trí tuệ. Hơn 18 năm qua, tất cả mọi sinh hoạt dù nhỏ nhặtnhất cũng phải phụ thuộc vào người mẹ. Cũng may, năm 2007, gia đình bà được Dựán hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh hỗ trợ gần 3 triệu đồng để buôn bánnhỏ, nên có thêm đồng ra đồng vào, lo thuốc thang cho chồng con. Bà Sự chobiết: “Được Nhà nước hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, gia đình tôi vui lắm. Mặcdù bệnh tật đeo bám, nhưng chúng tôi vẫn xác định phải tự nỗ lực vươn lên,không được dựa dẫm hay ỷ lại vào chính quyền”.

ADQuảng cáo

Ông Giáp Văn Kính vẫn cần mẫn đan từng cái thúng, cái rổ

6 năm chiến đấu trên chiến trường Gia Lai, ông ĐỗThanh Bình ở thôn 6 cũng là đối tượng nghi nhiễm chất độc da cam. Các con củaông đứa bị suy thận mãn tính, đứa bị têzanta, đứa thì bị teo một chân, chỉ cómột đứa là phát triển bình thường. Gia đình chỉ có 4 sào cà phê, nên hàngtháng, ông đều phải chạy vạy vay mượn khắp nơi để đưa con đi chạy thận nhân tạovà gửi tiền cho hai đứa đang học trung cấp ở Hà Nội. Đồng cảm trước mất mát vànghị lực của ông, Chi hội Người cao tuổi thôn đã xét cho gia đình vay 5 triệuđồng trong lúc hoạn nạn, gian khó. Bên cạnh đó, năm 2007, gia đình ông được Dựán hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam giao cho 1 con bò để chăn nuôi, đến nay, đãphát triển thành 4 con. Ông Bình cho biết: “Con bò sinh được 2 con bê, cũng làlúc đứa con bệnh nặng, nên tôi đã bán bớt 2 con để đưa nó đi viện. Cũng may,bây giờ bò lại đẻ được 4 con nữa rồi. Bây giờ, tôi đang cố gắng trồng xen canhcác loại cây ăn quả vào vườn cà phê và chăn nuôi để có thêm thu nhập”.

Năm nay đã hơn 70 tuổi, nhưng ông Giáp Văn Kính cũngở thôn 6 vẫn tần tảo đan từng cái rổ, cái thúng… để kiếm sống qua ngày. Là nạnnhân chất độc da cam, được Nhà nước ưu tiên làm Nhà đại đoàn kết, nhưng ông vẫntừ chối. Theo ông Kính thì: “Mình vẫn còn tay chân, còn có thể lao động, nhiềungười đang khổ hơn mình nhiều, cho nên để họ làm trước”. Bệnh tật là vậy, lạithường xuyên bị ngất xỉu, vậy mà ông không cam chịu hoàn cảnh vẫn tham gianhiệt tình công tác Hội Người cao tuổi. Với ông, được làm việc và gặp gỡ nhiềungười cũng chính là dịp để hiểu và cảm thông hơn với hoàn cảnh của họ. Ông Kínhchia sẻ: “Bệnh tật là chuyện khó tránh khỏi, nên khi gặp hoàn cảnh nào mìnhcũng phải thực sự cố gắng vượt qua, cái khó sẽ càng giúp mình đứng vững trướcsóng gió. Tôi bây giờ già cả rồi, nên đóng góp được gì có ích cho xã hội thìlàm thôi. Đây cũng là cách để tôi sống vui, khỏe và có thêm nhiều người bạn giàhàn huyên, tâm sự”.

Bài,ảnh: Hoàng Hoài

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nạn nhân chất độc da cam ở Trúc Sơn nỗ lực vượt khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO