Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5.6.1911-5.6.2011): Người đi tìm hình của nước - sử thi về cuộc đời của Bác

02/06/2011 09:03

Đã có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khắc họa đậm nét về Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc. Những tác phẩm đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới...

ADQuảng cáo

Đã có rất nhiều tác phẩm văn học nghệthuật khắc họa đậm nét về Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc. Những tácphẩm đó đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam và bạn bètrên thế giới. Và khi đề cập đến hành trình tìm đường cứu nước của Người, khôngai có thể quên được bài thơ “Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế LanViên khơi dậy những giây phút thiêng liêng từ khi chàng trai xứ Nghệ tuổi 21rời Bến cảng Nhà Rồng cho đến lúc Người trở về với Tổ quốc thân yêu.

Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phảira đi…”. Khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc đã thôi thúc người thanh niênNguyễn Tất Thành phải ra đi tìm đường cứu nước. Bằng sự tinh tế của một nhà thơcó nhiều trải nghiệm, Chế Lan Viên đã cảm nhận được nỗi lòng của Bác Hồ, dùphải tạm rời xa Tổ quốc, nhưng Bác vẫn luôn canh cánh nỗi lo vận mệnh đất nước,nên những ngày làm phụ bếp trên con tàu của Đô đốc Latouche - Trévil lênh đênhtrên sóng nước giữa đại dương bao la, Người không thể nào ngủ được: “Đêm xanước đầu tiên ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”.Đọc những dòng thơ đó, chúng ta không chỉ được sẻ chia xúc cảm của nhà thơ, màhình ảnh Bác Hồ thao thức suốt đêm trường với nỗi nhớ quê hương da diết nhưđược tái hiện trong tâm trí người đọc theo mỗi câu chữ, nhịp thơ rung cảm đếnlạ thường.


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ đội diễn tập (1957). Ảnh: T.L

Xa nước, nhưng Bác Hồ luôn nhớ về đấtnước, thấu hiểu nỗi đau mất nước của dân tộc: “Trời từ đây chẳng xanh màu xứsở/ Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”. Không chỉ những ngày đêm trêncon tàu lênh đênh giữa biển khơi và khi đặt chân lên đất khách quê người, làmlao công quét tuyết, bồi bàn, phụ bếp khách sạn, mà ngay cả trong giấc mơ củaNgười, hình ảnh đất nước từ mỗi cành cây ngọn cỏ cũng hiện lên, khiến cho Báckhông thể nào ngon miệng khi ăn và cũng chẳng yên lòng khi ngắm vẻ đẹp một loàihoa: “Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh biếcsắc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khingắm một nhành hoa”. Đọc những dòng thơ giàu hình ảnh đó, các thế hệ cháucon đang sống ấm no, hạnh phúc giữa thời bình hôm nay và mai sau đều phảinghiêng mình cảm phục tấm lòng yêu nước của Người luôn đau đáu lo toan “Tìmđường đi cho dân tộc theo đi”.

ADQuảng cáo

Trái tim, tấm lòng của Bác Hồ trong suốthành trình 30 năm ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc và dân tộc đã được nhà thơChế Lan Viên khắc họa đậm nét bằng những câu chữ dung dị với bề bộn nỗi lo “Ngàymai dân ta sẽ sống sao đây”. Và để tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã phải tìmđến nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới: “Người đi hỏi khắp bóng cờ châuMỹ, châu Phi/ Những đất tự do, những trời nô lệ/ Những con đường cách mạng đangtìm đi”.

Đáp lại những nỗi gian truân vất vả củangười thanh niên yêu nước là tia sáng trong những trang sách về chủ nghĩa Mác -Lênin mà Bác đã tìm thấy khi đang ngồi trong căn nhà số 9, ngõ Compoint, quận17, ngoại ô Paris ở tận đất nước Pháp xa xôi. Bằng những câu thơ giàu hình ảnh,nhịp thơ tất bật, nhà thơ Chế Lan Viên đã khiến cho người đọc hòa cùng niềm vuidâng trào nước mắt của Người: “Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc/ LệBác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”. Có thể nói, trong chiều sâu thi tứ,tiếng khóc của Bác vào thời khắc ấy là tiếng khóc của một chủ thể đất nước ViệtNamđang bị xâm lược. Nhưng hai câu thơ nối tiếp đã chuyển hóa tiếng khóc đó thànhtiếng cười của nhà cách mạng yêu nước vĩ đại đã được nhà thơ tái hiện sinh độngbằng những chi tiết: “Bác reo lên một mình như nói cùng đất nước/ “Cơm áo làđây, hạnh phúc đây rồi”/ Hình của Đảng lồng trong hình của nước/ Phút đầu tiênlà phút Bác Hồ cười”. Nỗi mừng vui của Bác cũng là niềm vui lớn của toàndân tộc khi hướng tới chủ nghĩa Mác - Lênin. Tâm trí của Người hiện lên mộttương lai dân tộc rạng rỡ trong tự do, độc lập qua những câu thơ rực sáng: “Dânta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt/ Ruộng theo trâu về lại với người cày/ Mỏthiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc/ Không còn người bỏ xác trên đường ray/Giặc nước đuổi xong rồi trời xanh tiếng hát/ Điện theo trăng vào phòng ngủ côngnhân/ Những kẻ quê mùa đã thành trí thức/ Tăm tối cần lao nay hóa những anhhùng…”.


Bến cảng Nhà Rồng hôm nay. Ảnh: T.L

Và đúng 30 năm kể từ ngày rời Bến cảngNhà Rồng, đường đến với Lênin đã đưa Bác Hồ trở về với Tổ quốc vào năm 1941,mang theo niềm tin và chân lý sáng ngời: “Luận cương của Lênin theo Người vềquê Việt/ Biên giới còn xa nhưng Bác thấy đã đến rồi”. Những câu cuối củabài thơ đã khơi dậy trong lòng người đọc một hình ảnh hết sức xúc động khi BácHồ đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc đang phôi thai và hứa hẹn mộtsức sống vươn lên bằng ý chí kiên cường của một dân tộc có bề dày bốn ngàn nămlịch sử: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hìnhđất nước phôi thai”. Và chỉ bốn năm sau đó, trong nắng thu vàng giữa BaĐình lịch sử sáng ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức công bố bảnTuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bây giờ đọc lạibài thơ “Người đi tìm hình của nước”, mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động,thành kính tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu đã hy sinh trọn đời mình cho dân tộc,để đất nước hôm nay trọn niềm vui độc lập tự do và đổi mới phát triển.

(Theo CAND)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5.6.1911-5.6.2011): Người đi tìm hình của nước - sử thi về cuộc đời của Bác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO