Đời sống

Giải pháp xử lý tài sản công lãng phí ở Đắk Nông

Lê Việt Dũng 14/12/2024 14:27

Đắk Nông đang lãng phí rất nhiều tài sản công và tỉnh cần các giải pháp xử lý, giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

cover PC

Đắk Nông đang lãng phí rất nhiều tài sản công và tỉnh cần các giải pháp xử lý, giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.

tit1.jpg

Đắk Nông hiện có nhiều tài sản công rất lãng phí. Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công, nhất là công trình, nhà ở còn những bất cập, dẫn đến xảy ra nhiều lãng phí trong sử dụng nguồn lực.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phò, thời gian qua, đơn vị là cơ quan chủ trì trong rà soát, quản lý tài sản công. Tuy nhiên, đối với những trụ sở nhà, đất nhỏ ở các địa phương vẫn chưa thống kê đầy đủ để đưa vào diện quản lý.

h119.jpg
Trụ sở Tiểu đoàn 308 (cũ) huyện Đắk Mil nằm ở vị trí rất đẹp (Đắk Nông) nhưng hiện đang bỏ không

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, Sở Tài chính đang tập trung hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tổng kiểm kê tài sản công.

Tất cả trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư đều sẽ được rà soát, tổng hợp. Các cơ sở nhà đất, cơ sở hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập dôi dư bàn giao cho các đơn vị quản lý, khai thác trong thời gian qua sẽ được thống kê toàn bộ.

nen1.jpg

Theo ông Phò, ngoài nhiệm vụ Sở Tài chính, các địa phương phải vào cuộc thật quyết liệt trong quản lý, sử dụng tài sản công. Thực tế, thời gian qua, nhiều tài sản công được nhận diện và hoàn thiện các thủ tục để nâng cao hiệu quả sử dụng.

h102.jpg
Trụ sở Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị TP. Gia Nghĩa đã tạm bợ hơn 10 năm qua

Tuy nhiên, quá trình thực hiện lại xuất hiện nhiều bất cập. Nhiều trụ sở kéo dài cả mấy năm trời vẫn không xong hồ sơ thủ tục để đấu giá, chuyển nhượng mục đích sử dụng vì vướng quy hoạch, chồng chéo cơ chế…

“Các đơn vị, địa phương được giao quản lý cần nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng phương án sắp xếp, sử dụng. Các địa phương phải chủ động, quyết liệt trong việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị bảo đảm đồng bộ, kịp thời”, ông Phò đề xuất.

phat ngon PC-Pho

Cùng với việc đồng bộ quy hoạch, trách nhiệm quản lý của các đơn vị, địa phương là vấn đề cần quan tâm. Theo ông Phò, căn cứ định mức sử dụng tài sản để bố trí, sắp xếp, mỗi địa phương chủ động phương án sử dụng.

Khi UBND tỉnh cho chủ trương đấu giá, chuyển đổi là bắt tay vào làm ngay. Hàng năm, các địa phương phải rà soát, tổng hợp chính xác tài sản công. Trên cơ sở này, các địa phương tập trung quản lý, tháo gỡ vướng mắc, tìm phương án sử dụng hiệu quả.

h114.jpg
Trụ sở UBND phường Nghĩa Tân (cũ) không sử dụng suốt nhiều năm nay

“Sau khi rà soát, tổng hợp, các địa phương quản lý chặt chẽ. Đối với những tài sản có thể chuyển đổi, đấu giá phải tìm phương án đẩy nhanh tiến độ, tăng thu ngân sách. Những tài sản dôi dư chưa sử dụng, các địa phương nên có phương án xử lý phù hợp”, ông Phò đề xuất.

tit2.jpg

Tài sản công đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của các địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều nơi tài sản công chưa được sử dụng đúng mục đích, còn tồn tại tình trạng lãng phí, thất thoát hoặc sử dụng không hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện, sự tham gia của tất cả các đơn vị liên quan.

h120.jpg
Trụ sở Bảo hiểm Xã hội (cũ) Cư Jút hiện bỏ không, cỏ mọc um tùm

Theo Sở Tư pháp Đắk Nông, trước tiên về phía các cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng chính sách, cơ chế pháp lý để quản lý và sử dụng tài sản công hiệu quả. Việc hoàn thiện khung pháp lý, minh bạch trong quản lý sẽ tạo thuận lợi cho khâu quản lý, xử lý tài sản công.

Việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất, ngoài quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, còn có quy định của nhiều pháp luật chuyên ngành.

Trong đó, có pháp luật về đất đai, nhà ở, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.... Trong quá trình triển khai có nhiều quan điểm khác nhau. "Điều này đòi hỏi các bên liên quan phải trao đổi, thảo luận mới ra vấn đề được", lãnh đạo Sở Tư pháp cho biết.

nen2.jpg

Liên quan đến tài sản công, Giám đốc Sở KH-ĐT Trần Đình Ninh cho rằng, số lượng các trụ sở làm việc dôi dư phải sắp xếp nhiều. Sắp tới, với phương án sáp nhập thì sẽ còn dôi dư nhiều nữa.

Việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của các cơ quan, đơn vị hành chính, phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

h121.jpg
Trụ sở Phòng Văn hóa Thông tin (cũ) huyện Cư Jút chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để thực hiện đấu giá, chuyển mục đích sử dụng

Việc sắp xếp đơn vị hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trong khi, khả năng điều chuyển trụ sở cho các đơn vị khác hầu như không thực hiện được.

Muốn bán, chuyển nhượng hoặc thu hồi, phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng chi tiết. Muốn thực hiện được việc này cần có thời gian, thậm chí mất tới mấy năm mới hoàn thiện được.

Nếu các bên liên quan không chủ động phối hợp chặt chẽ để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì rất khó thực hiện.

phat ngon PC-Ninh

“Chỉ khi tất cả các bên cùng ý thức và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình, tài sản công mới thực sự trở thành nguồn lực mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn thể người dân”, ông Ninh khẳng định.

h122.jpg
Trụ sở Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp phụ nữ Đắk Nông đầu tư hàng tỷ đồng hiện không phát huy hiệu quả
tit3.jpg

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, đấu giá, chuyển mục đích sử dụng là những phương án khả thi. Đây là những phương thức quan trọng để quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực công, hạn chế thất thoát, lãng phí.

Theo Sở Tài chính, số lượng tài sản công trên địa bàn hiện nay khá đáng kể. Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động đấu giá tài sản công còn gặp những khó khăn.

Bởi ngoài vướng cơ chế, chính sách, quy hoạch, các quy định liên quan đến đấu giá tài sản công vẫn còn chồng chéo, chưa rõ ràng.

h123.jpg
Trụ sở UBND phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa bỏ không nhiều năm gây lãng phí nguồn lực

Mỗi đơn vị được giao quản lý tài sản công nên chủ động xây dựng phương án cụ thể, chi tiết cho từng tài sản, lô đất, từng vị trí thửa đất. Đơn vị tổ chức hoạt động này một cách công khai, minh bạch. Qua đó, mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp đều biết và tham gia.

"Mục đích cuối cùng là khai thác tài sản công, tăng nguồn lực cho ngân sách Nhà nước", Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phò nhấn mạnh.

nen3.jpg

Ông Phò cho biết thêm, quá trình thực hiện cần có sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành liên quan như: Tài chính, TN-MT, Xây dựng và các huyện, thành phố.

Mỗi đơn vị có sự rà soát tổng thể, đánh giá, phân loại. Chỗ nào vướng, chỗ nào khó cần phải báo cáo kịp thời cho các bên liên quan vào cuộc xử lý ngay.

UBND các huyện, thành phố được yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công.

h112.jpg
Bến xe khách Gia Nghĩa (cũ) hiện đang được tạm cho thuê làm bãi vận hành xe buýt
tit4.jpg

Thực tế, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công mặc dù được quan tâm, nhưng hiệu quả chưa cao. Một trong những lý do dẫn đến lãng phí nguồn lực trong lĩnh vực này là do hạn chế về chức năng, nhiệm vụ.

h101.jpg
Khu đất công (Nhà hàng Nice Club cũ) thuộc phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa có vị trí đẹp nhưng hiện vẫn chưa phát huy giá trị

Lâu nay, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố chủ trì trong công tác quản lý tài sản công. Tuy nhiên, trong quá trình chờ các tài sản công đầy đủ thủ tục để đấu giá, chuyển nhượng thì khả năng cho thuê, điều chuyển trụ sở cho các đơn vị khác để tránh lãng phí hầu như không thực hiện được. Vì cơ quan quản lý Nhà nước không được quyền hạn đó.

Sở Tài chính đang tham mưu UBND tỉnh sắp tới nên giao các tài sản công về cho một đơn vị sự nghiệp nào đó quản lý, sử dụng. UBND tỉnh giao chức năng, nhiệm vụ cho đơn vị đó.

"Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị đó hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. Có như vậy mới nâng cao trách nhiệm trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công", ông Phò đề xuất.

h104.jpg

Theo ông Phò, lâu nay, nhiều tài sản công giao cho các địa phương quản lý vẫn còn tình trạng chưa thực sự quan tâm đúng mức. Trong trường hợp đầy đủ thủ tục, kêu gọi được đầu tư thì tốt, còn không cứ để đó.

Nhiều trụ sở bỏ không, vị trí rất đẹp. Nhiều nhà đầu tư có nhã ý muốn thuê tạm để hoạt động trong thời gian địa phương hoàn thiện đầy đủ thủ tục để đấu giá, chuyển nhượng, nhưng hầu như không được phép. Vừa không thu được ngân sách, vừa lãng phí nguồn lực.

h110.jpg

Để quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công, các đơn vị liên quan phối hợp tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công. Việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản công cần được tăng cường.

Về phía Sở Tài chính sẽ thực hiện kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Sở đẩy mạnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương đẩy nhanh việc báo cáo kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định.

“Chúng tôi sẽ thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng thời hạn. Trên tinh thần bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phò cho biết.

nen4.jpg

Một trong những yêu cầu mà Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười đề ra hiện nay là các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm kê, đánh giá toàn diện để xác định rõ số lượng, giá trị và hiện trạng của tài sản công đang bị lãng phí. Từ đó, tỉnh sẽ có phương án xử lý phù hợp như chuyển đổi, thanh lý, hoặc đưa vào khai thác hiệu quả.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cần ứng dụng công nghệ số trong quản lý tài sản công, xây dựng hệ thống dữ liệu tập trung để minh bạch hóa thông tin, hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng. Công tác đấu giá tài sản được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất cho Nhà nước.

img_9030-458f019d9e38e73725c506525cdfffad.jpg

Đắk Nông hiện có 30 tài sản công trình, đất của Nhà nước thực hiện bán đấu giá, chuyển nhượng. Trong đó, tỉnh đã đấu giá, chuyển nhượng 14 tài sản; 16 tài sản hiện vẫn bỏ không.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và việc nâng cao trách nhiệm của các đơn vị quản lý đóng vai trò then chốt, tạo cơ sở để tài sản công được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Đắk Nông.

Nhóm PV

nen5.jpg

Đọc tiếp

    Nổi bật

        Mới nhất
        Giải pháp xử lý tài sản công lãng phí ở Đắk Nông
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO