Kinh tế

Đắk Nông xem xét trách nhiệm lãng phí tài sản công

Lê Min 13/12/2024 06:00

Nhiều tài sản công ở Đắk Nông không sử dụng, bỏ hoang đã gây lãng phí và có trách nhiệm của nhiều đơn vị liên quan.

Đầu tư không hiệu quả

Công trình cấp nước sinh hoạt giai đoạn 1 - Khu tái định cư B được xây dựng năm 2012 tại phường Nghĩa Đức. Công trình được xây dựng trên một khu đất rộng gần 1.000m2, quy mô thiết kế 500 m3/ngày đêm, do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông làm chủ đầu tư.

Công trình cấp nước này có 3 hạng mục với tổng kinh phí hơn 10,7 tỷ đồng, được chia làm 3 gói. Trong số này, 2 gói hạ tầng, thiết bị cơ bản của trạm bơm, hệ thống xử lý nước với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng. Gói thứ 3 là tuyến ống, có kinh phí đầu tư gần 5,2 tỷ đồng.

a DJI_0154
Khuôn viên Công trình cấp nước sinh hoạt giai đoạn 1 - Khu tái định cư B, phường Nghĩa Đức bỏ hoang nhiều năm

Năm 2017, công trình đã được thực hiện bàn giao. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Ccấp nước và phát triển đô thị Đắk Nông chỉ nhận bàn giao hạng mục hệ thống tuyến ống. Việc nhận bàn giao tuyến ống không được ghi nhận tăng tài sản cho doanh nghiệp.

2 gói thiết bị còn lại vẫn do chủ đầu tư quản lý. Không được sử dụng bất kỳ ngày nào từ khi hoàn thành, 2 gói thiết bị tiền tỷ này đã hoang hóa sau nhiều năm không sử dụng.

Qua rà soát của HĐND tỉnh Đắk Nông, rất nhiều hạng mục công trình cấp nước thuộc Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư trên địa bàn TP. Gia Nghĩa không sử dụng.

Nhiều tài sản do các chủ đầu tư quản lý nhưng chưa có phương án xử lý rõ ràng. Hiện nhiều tài sản đã hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí.

Đối với công trình nước sạch nông thôn, toàn tỉnh Đắk Nông có 192/268 công trình cấp nước không còn hoạt động (chiếm 72%).

Sau khi ngừng hoạt động, các đơn vị quản lý chưa có phương án rà soát, bố trí vốn để nâng cấp, sửa chữa nên hệ thống đường ống, thiết bị, máy móc hư hỏng lâu và rất khó khắc phục.

a IMG_0894
Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại Đắk Nông được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả mang lại rất khiêm tốn

Việc đầu tư, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa phát huy hiệu quả. HĐND tỉnh Đắk Nông xác định, trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho rằng, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án lớn, đầu tư dang dở, chưa đưa vào sử dụng. Một số dự án thì đã đưa vào sử dụng nhưng xảy ra sự cố, chậm khắc phục. Đây cũng là một sự lãng phí lớn.

Điển hình là công trình hồ chứa nước Đắk N’ting tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong. Công trình này có tổng mức đầu tư hơn 137 tỷ đồng với quy mô cấp nước tưới cho 680ha cây trồng, tạo nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 1.000 hộ dân và nhiều mục tiêu khác.

a DJI_0907
Công trình hồ chứa nước Đắk N'ting được đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 137 tỷ đồng từ ngân sách nhưng chưa phát huy hiệu quả

Tháng 8/2023, công trình xảy ra sự cố sụt lún, sạt trượt nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp và hạn hán có xu hướng tăng, người dân rất mong chờ công trình sớm đưa vào vận hành.

“Nhiều công trình được đầu tư từ ngân sách với kinh phí lớn nhưng dang dở. Các đơn vị là chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chính và phải nhanh chóng khắc phục, đưa vào sử dụng, tránh gây ra lãng phí”, ông Lê Trọng Yên cho hay.

Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân

Sau hơn 20 năm tái lập (1/1/2004), bộ mặt tỉnh Đắk Nông đã có nhiều thay đổi. Nhiều cơ quan, đơn vị đã từng bước được đầu tư hạ tầng bài bản, phục vụ các nhiệm vụ, chức năng được giao.

Nhưng trong quá trình ấy, nhiều công trình, trụ sở cơ quan cũ trước đây đã không còn được sử dụng nữa. Nhiều tài sản công, đất công của cơ quan, đơn vị Nhà nước chưa được xử lý sau quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính.

IMG_1807 copy
Trụ sở của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn TP. Gia Nghĩa bị bỏ hoang nhiều năm sau sắp xếp các đơn vị hành chính

Bà Kiều Châu Loan, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh Đắk Nông cho rằng, rất nhiều công trình tại địa phương không sử dụng hoặc có hiệu quả sử dụng đạt thấp. Tiêu biểu là các công trình cấp nước sinh hoạt, trụ sở các cơ quan Nhà nước không sử dụng…

“Nhiều công trình đã tồn tại rất lâu rồi nhưng tới nay vẫn không có giải pháp khắc phục và cũng chưa thấy ai bị xử lý trách nhiệm. Cử tri rất quan tâm cơ quan Nhà nước sẽ xử lý công trình này ra sao và khi nào chúng được đưa vào sử dụng”, bà Loan cho hay.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phò, hiện toàn tỉnh có 1.431 cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án sắp xếp, quản lý, sử dụng. Sở Tài chính đã tham mưu phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 30 cơ sở và đã đấu giá được 14 cơ sở.

Việc đấu giá đất công, tài sản công ở Đắk Nông thời gian qua gặp khó khăn. Sở Tài chính cho rằng có nhiều nguyên nhân, bao gồm: quy hoạch sử dụng đất thiếu đồng bộ, thị trường bất động sản trầm lắng, hình thức thuê đất hàng năm không nhận được quan tâm của nhiều nhà đầu tư…

a IMG_9031
Khu nhà tập thể Nice Club, phường Nghĩa Thành, TP. Gia Nghĩa không sử dụng nhiều năm, gây ra lãng phí

Trong các nguyên nhân nêu trên, Sở Tài chính cho rằng sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch đang ảnh hưởng khá nhiều tới việc quản lý tài sản công. Nhiều khu đất công sở trước đây hiện vẫn quy hoạch là đất công cộng, đất trụ sở… thì không thể đấu giá thành công được.

Ở góc độ tài chính, việc có nhiều tài sản công nhưng không sử dụng sẽ làm thất thu ngân sách, gây lãng phí. Nhưng theo quy định pháp luật hiện hành, cơ quan Nhà nước không thể đứng ra trực tiếp cho thuê tài sản công.

Ông Phò cho biết: Hiện Sở Tài chính đã đề nghị các sở, ngành, địa phương rà soát, thống kê toàn bộ công trình, trụ sở không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Từ đó, các đơn vị, địa phương đề xuất kế hoạch, biện pháp khắc phục, sắp xếp và khai thác hiệu quả tài sản công này.

dji_0677.jpg
Khu đất công, tài sản công tại phường Nghĩa Tân (khu đất bên trái đường) chưa có phương án xử lý hiệu quả

Ngoài nội dung nêu trên, UBND tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Các sở, ngành cần làm rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý để sớm hoàn thành các công trình, dự án.

UBND tỉnh sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để các dự án chậm tiến độ, kéo dài và tài sản công không sử dụng, sử dụng không hiệu quả. UBND tỉnh sẽ có nhiều giải pháp xử lý, bao gồm cả giải pháp thay người.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười

x

    Nổi bật

        Mới nhất
        Đắk Nông xem xét trách nhiệm lãng phí tài sản công
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO