Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X vào cuộc sống: Xây dựng xã văn hóa và một số giải pháp

29/09/2010 10:09

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã biểu quyết thông qua 13 chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm đến (2010-2015); trong đó chỉ tiêu về văn hóa là xây dựng gia đình, thôn, bon, cơ quan, đơn vị văn hóa, với 20% xã đạt chuẩn văn hóa...

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã biểu quyết thôngqua 13 chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm đến(2010-2015); trong đó chỉ tiêu về văn hóa là xây dựng gia đình, thôn, bon, cơquan, đơn vị văn hóa, với 20% xã đạt chuẩn văn hóa. Để góp phần triển khai thựchiện đạt chỉ tiêu xã văn hóa theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đãđề ra, trong bài viết này, xin nêu một số vấn đề xã văn hóa và giải pháp để xâydựng xã văn hóa.

Các tiêu chí xã văn hóa đã được UBND tỉnh ban hànhtại Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND, ngày 8-12-2008, đến nay vẫn còn phù hợp sovới Quyết định số 22/QĐ-TTg, ngày 5-1-2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựngvăn hóa nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, Quyếtđịnh số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nâng cao tiêu chí về cơ sở vậtchất của xã văn hóa là 100% thôn, bon và xã phải có nhà văn hóa.


Tổdân phố văn hóa ở thị trấn Đắk Mil. Ảnh:Ngọc Tâm

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sốngvăn hóa” triển khai từ năm 2000, đã được nhân dân các dân tộc trong địa bàntỉnh đồng tình hưởng ứng rộng rãi, là một trong những nhóm giải pháp lớn để đưavăn hóa thẩm thấu vào đời sống xã hội, bước đầu đã đạt được những kết quả lớnvà có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trên lĩnh vực xây dựng gia đình văn hóa, đến naytoàn tỉnh có 72.895/102.614 hộ gia đình văn hóa, đạt 71%; 369/723 thôn, bon, tổdân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 51%; có 622/758cơ quan, đơn vị đạtdanh hiệu văn hóa, đạt 82%. Lĩnh vực xây dựng xã văn hóa đạt 2,8%, tương ứng 2xã (xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil và xã Tâm Thắng, huyện Chư Jút) trên tổng số 71xã trong toàn tỉnh. Chính con số 2,8% xã văn hóa khiêm tốn này của Cuộc vậnđộng “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong 10 năm qua và chỉ tiêucủa Đại hội đề ra là 20% xã văn hóa trong 5 năm đến, càng thấy rõ hơn về tầmquan trọng và tính toàn diện của yêu cầu xã đạt chuẩn văn hóa. Đây không chỉđơn thuần mang ý nghĩa vinh danh danh hiệu văn hóa, mà thực chất xã văn hóa làmột xã phát triển toàn diện; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hộihài hòa, đồng bộ với giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội.

Tỷ lệ xã văn hóa đạt thấp trong cuộc vận động 10 nămqua, một trong những nguyên nhân cơ bản là do mang tính chủ quan từ sự nhậnthức về xã văn hóa chưa đầy đủ. Trong những xã đăng ký xây dựng xã văn hóa cóquan điểm cho rằng, xã văn hóa chỉ là cái tên gọi cho đẹp “hữu danh vô thực”,có cũng được mà không có cũng không chết ai, do đó chưa thật sự quan tâm đầu tưđúng mức đến tiêu chí của một xã đạt chuẩn văn hóa. Thực tế có xã đạt tiêu chívề cơ sở vật chất, về thu nhập bình quân đầu người cao; tỷ lệ hộ nghèo giảmmạnh, hộ giàu tăng; đường điện, trường học có đầy đủ, nhưng tiêu chí về an ninhnông thôn, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, tỷ lệ thôn bon văn hóa thì còn yếukém.

Với chỉ tiêu 20% số xã văn hóa, tương đương với 15 xãđạt chuẩn văn hóa; như vậy trong 5 năm đến, mỗi huyện phải phấn đấu xây dựngđạt từ một đến ba xã văn hóa. Về tiêu chí, việc công nhận xã văn hóa có thêmyêu cầu là có nhà văn hóa thôn, bon, nhà văn hóa xã; nhưng vấn đề cần quan tâmđúng mức hơn là chất lượng xã văn hóa, thể hiện qua các tiêu chí văn hóa: đạođức lối sống, đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, cảnh quan môi trường xanh,sạch, đẹp; khuôn viên, nhà cửa, kiến trúc, thẩm mỹ; quan hệ tình làng nghĩaxóm, sự học hành đỗ đạt của con em; đói nghèo, chấp hành chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước.

Một góc khu dân cư xã NamDong (Chư Jút). Ảnh: NgọcTâm

Trong thực tế, có những gia đình quá chú trọng đếnphát triển kinh tế, lo làm giàu, nhà cửa sang trọng, về tiêu chí xây dựng đờisống kinh tế thì thừa điểm, nhưng về tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa thìkhông đạt vì con cái hư hỏng, vợ chồng không hòa thuận, quan hệ xóm giềng thìlạnh nhạt. Có xã, thôn đời sống kinh tế nhân dân có mức thu nhập cao, số hộnghèo rất thấp, nhưng trong xãcó nhiềuthanh niên vi phạm pháp luật, trộm cắp…, nên không thể xét chọn được danh hiệuthôn, xã văn hóa.

Từ những vấn đề nêu trên, để làm tốt việc xây dựng xãvăn hóa, xin góp một vài ý như sau:

Cần phải có quan điểm nhất quán xây dựng xã văn hóalà nhiệm vụ chính trị, thường trực của các cấp ủy, chính quyền các cấp, với mụctiêu là xây dựng xã phát triển toàn diện, phát triển kinh tế là nâng cao đờisống vật chất; phát triển văn hóa là chăm lo xây dựng con người, xây dựng nềntảng tinh thần xã hội để kinh tế phát triển bền vững.

Đánh giá và xét chọn xã văn hóa trên quan điểm thựctiễn và toàn diện, trong quá trình đầu tư cần có đánh giá và rút kinh nghiệm,đồng thời xét chọn các danh hiệu văn hóa cần lấy tiêu chí để làm cơ sở xétchọn, và công khai dân chủ, không chạy theo thành tích, tránh tính cực đoan,máy móc.

Xã đạt chuẩn văn hóasẽ là một vinh danh, đem lại niềm tự hào cho nhân dân thật sự phấn khởi, ra sứcphấn đấu và phát huy; trên nền tảng của một xã đạt chuẩn văn hóa, mọi lĩnh vựccủa xã đều phải phát triển tốt hơn, cái đẹp, cái tốt ngày càng nhiều; cái xấu,cái tiêu cực ngày càng ít đi và bị đẩy lùi, đem lại cuộc sống ngày càng giàuđẹp và văn minh cho nhân dân trong xã.

Tô Đình Tuấn

Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH-TT&DLĐắk Nông

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ X vào cuộc sống: Xây dựng xã văn hóa và một số giải pháp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO