Công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Có chất lượng, tuân thủ pháp luật

Phan Tuấn| 25/12/2014 08:52

Theo Hội đồng phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng (gọi tắt là Hội đồng) thì trong năm 2014, Hội đồng đã phối hợp với các cơ quan tố tụng cử các trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên tham gia tố tụng được 28 vụ việc cho các đối tượng.

ADQuảng cáo

Qua đánh giá thì hầu hết các vụ việc đã hoàn thành, được trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng đều thực hiện có chất lượng, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Theo đó, để triển khai tốt nhiệm vụ, Hội đồng đã quán triệt các nội dung mới về hoạt động TGPL cho cán bộ, công chức trong các đơn vị theo chương trình phối hợp liên ngành. Danh sách, địa chỉ, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên cũng được thông báo cho các cơ quan tố tụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện TGPL trong công tác tố tụng.

Bên cạnh đó, Hội đồng còn cử người tham gia tố tụng, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng và nghiệm thu vụ việc TGPL đã hoàn thành. Vì vậy, trong quá trình tham gia tố tụng, người thực hiện TGPL đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đối tượng và được các cơ quan tố tụng ghi nhận các quan điểm bào chữa, bảo vệ.

Cụ thể, trong 24 vụ án hình sự mà các trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên TGPL tham gia bào chữa thì có 7 vụ việc được các cơ quan tố tụng chấp nhận quan điểm cho bị cáo được hưởng án treo, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 7 vụ, yêu cầu hủy 2 vụ và giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự trong một số vụ khác.

Theo đánh giá của Hội đồng thì nhìn chung, công tác TGPL trong hoạt động tố tụng đã được tổ chức, triển khai thực hiện khá thường xuyên và bước đầu đạt hiệu quả. Chất lượng các vụ việc được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng ngày một nâng cao. Đặc biệt thời gian gần đây, các vụ việc TGPL trong tố tụng đã mở rộng ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra đối với các vụ án hình sự, chứ không chỉ chủ yếu trong giai đoạn xét xử như những năm trước.

ADQuảng cáo

Bên cạnh đó, số lượng, chất lượng TGPL cũng tăng lên, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ trật tự pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị. Để có được kết quả trên, về phía Sở Tư pháp đã thực hiện tốt vai trò của cơ quan thường trực Hội đồng trong việc chủ động làm đầu mối triển khai các hoạt động phối hợp cũng như chỉ đạo tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ TGPL, đánh giá chất lượng vụ việc…

Còn Trung tâm TGPL tỉnh đã thường xuyên tuyên truyền về TGPL tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới…Các cơ quan thành viên Hội đồng thường xuyên giữ mối liên hệ trong việc yêu cầu Trung tâm TGPL cử người thực hiện TGPL cho đối tượng; đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, cấp bản sao các giấy tờ có liên quan; tạo điều kiện thuận lợi cho người TGPL thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Hội đồng cũng tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện TGPL có tuân thủ các quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp hay không để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, bất cập, đảm bảo việc hỗ trợ ngày càng hiệu quả.

Trong thời gian tới, cùng với việc đề ra các biện pháp phù hợp để khắc phục những mặt khó khăn, hạn chế trong hoạt động liên ngành thì Hội đồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tăng cường công tác quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin, tổ chức tập huấn cho cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng.

Mặt khác, việc tổ chức đánh giá, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo các hoạt động phối hợp giữa các ngành về công tác TGPL trong hoạt động tố tụng cũng sẽ được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng, số lượng vụ việc được TGPL.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Có chất lượng, tuân thủ pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO