Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng

25/04/2013 06:29

Đánh giá thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã kết luận: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất...

Đánh giá thắng lợi củacuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IV của Đảng đã kết luận: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợicủa nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi ghi vàolịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượngsáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ conngười và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, mộtsự kiện có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.


Xetăng Quân giải phóng trên sân dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu


Về thắng lợi của cuộcTổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch quyếtchiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Đảng ta cũng đã đánhgiá: “Là bước phát triển ở giai đoạn chín muồi trong toàn bộ cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, là kết quả hợp thành của tất cả những lực lượng, những yếutố làm nên sức mạnh tất thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến tranh yêu nướcvĩ đại, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã diễn ra với tốc độ“Một ngày bằng 20 năm”. Chỉ trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo cả về quânsự và chính trị, quân và dân ta đã giành toàn thắng bằng ba trận đánh then chốtđập tan hoàn toàn bộ máy quân sự khổng lồ và hiện đại của chính quyền tay saiđược xếp vào loại mạnh nhất ở Đông-Nam châu Á.

Trận then chốt thứnhất - Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu bằng trận "bấm huyệt" ở Buôn MaThuột, tiêu diệt một tập đoàn phòng ngự quan trọng của địch, là khởi điểm dẫnđến sự tan rã và sụp đổ về chiến lược của ngụy quân, ngụy quyền, mở ra thời cơtổng tiến công chiến lược. Trận then chốt thứ hai - chiến dịch Huế - Đà Nẵng,được tổ chức chuẩn bị trong quá trình phát triển của cuộc Tổng tiến công chiếnlược, chiến dịch đã tiêu diệt quân đoàn 1 ngụy, quét sạch địch ở ven biển miềnTrung.

Thắng lợi của chiếndịch này đã cùng với chiến dịch Tây Nguyên làm thay đổi hẳn so sánh lực lượngvề mặt chiến lược, trực tiếp đánh bại âm mưu co cụm chiến lược của địch, tíchcực góp phần tạo điều kiện cả về thế trận, lực lượng và thời cơ cho đòn thenchốt quyết định thứ ba - chiến dịch quyết chiến chiến lược: Chiến dịch Hồ ChíMinh lịch sử.

Trong hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là cuộc hội quân lớn nhất và diễn biếntrận đánh hết sức nhanh chóng: Chiến dịch Điện Biên Phủ tập trung hầu hết cácđại đoàn ở chiến trường miền Bắc (bốn đại đoàn: 308, 312, 316 và 304 thiếu),chiến dịch đã diễn ra trong 55 ngày đêm (17 giờ ngày 13/3 đến 17 giờ 30 phútngày 7/5/1954) đúng bằng với 55 ngày đêm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùaXuân năm 1975 (kể từ khi nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975) đếnkhi giải phóng hoàn toàn miền nam Việt Nam (1/5/1975), nhưng chỉ trong phạm vitrên ba ngày (17 giờ ngày 26/4 đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4) với sức mạnh củanăm quân đoàn chủ lực tinh nhuệ làm nòng cốt, chiến dịch mang tên Bác Hồ giảiphóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc đã làm nứclòng nhân dân cả nước, làm cả hành tinh chấn động.

Thắng lợi của cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mà đỉnh cao là Đại thắng mùaXuân năm 1975 với trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Chiến dịch Hồ ChíMinh, đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc vẻvang quá trình 30 năm chiến tranh Cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổquốc dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịchHồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo.

Với thắng lợi này, lầnđầu tiên sau 117 năm, trên đất nước ta không còn bóng một tên xâm lược. Nânglên tầm cao truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường, ý thức tự lập, tựcường, tự hào dân tộc, thể hiện trí thông minh, sự sáng tạo của nhân dân ta.Đưa dân tộc ta bước vào một kỷ nguyên mới, thời đại mới đầy hứa hẹn, kỷ nguyênvà thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên toàn bộ Tổ quốc Việt Namthân yêu từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái.

Thắng lợi của sự kiệnlịch sử trọng đại của đất nước, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm1975 mà chiến dịch quyết chiến chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là đỉnhcao, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự và đườnglối đối ngoại độc lập tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta; là thắng lợicủa tinh thần chiến đấu anh dũng phi thường, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vàtrí tuệ Việt Nam được phát triển đến đỉnh cao của toàn Đảng, toàn dân và cáclực lượng vũ trang nhân dân ta trong cả nước; là thắng lợi của chế độ xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc đã phát huy cao độ tính hơn hẳn của nó trong chiến tranhgiải phóng; là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu keo sơn, phối hợp chặt chẽcủa nhân dân và quân đội hai nước Lào, Cam-pu-chia, sự đồng tình ủng hộ và giúpđỡ quý báu của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân yêu chuộng hòa bình vàcông lý trên toàn thế giới.

Đó còn là thắng lợi vàthành công tiêu biểu, phát triển đến đỉnh cao của nền khoa học và nghệ thuậtquân sự Việt Nam trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử - Chiến dịch Hồ ChíMinh, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận quân sự của chủ nghĩa Mác -Lê-nin.

Chiến dịch Hồ Chí Minhlà đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Đây là chiếndịch tiến công lớn chưa từng có trên chiến trường nước ta, vượt hẳn tất cả cácchiến dịch lớn trước đó cả về quy mô lực lượng, cường độ và nhịp độ tiến công,nội dung tác chiến hiệp đồng quân binh chủng và mức độ hoàn thành triệt đểnhiệm vụ chiến lược cũng như mục đích chính trị của chiến tranh cách mạng ViệtNam.


Sáng 30/4/1975, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất

Quângiải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất (tháng 4/1975). Ảnh tư liệu


Trong một thời gianrất ngắn ta đã tập trung vào chiến dịch một lực lượng quân sự lớn chưa từng cótrong điều kiện chiến trường nước ta, hình thành ưu thế áp đảo, tiêu diệt vàlàm tan rã nhanh chóng tập đoàn phòng ngự lớn có chuẩn bị trước của địch tạitrung tâm đầu não của chúng. Ta đã sử dụng năm quân đoàn chủ lực tinh nhuệ,chưa kể các lực lượng dự bị chiến lược và lực lượng tại chỗ của Nam Bộ; cùngvới hàng chục sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn binh chủng, quân chủng với nhiều vũkhí, phương tiện kỹ thuật hiện đại với khoảng 60 nghìn tấn vật chất kỹ thuật -hậu cần. Quy mô sử dụng lực lượng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh không những lớnhơn hẳn các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công vànổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà còn lớn nhất trong lịch sử chiến tranh cách mạngcủa ta. Đây không chỉ là khoa học về tổ chức mà còn là bước phát triển cao vềnghệ thuật tạo ưu thế tuyệt đối hơn địch trên không gian và thời gian quyếtđịnh.

Không chỉ tập trunglực lượng lớn, tạo ưu thế tuyệt đối so với địch là yếu tố cơ bản đầu tiên quyếtđịnh thắng lợi của chiến dịch, mà còn trong thời gian rất ngắn, ta đã hìnhthành được thế trận bao vây lớn, chia cắt hiểm, hãm cả tập đoàn phòng ngự củađịch vào tình thế bị bao vây chặt trên tất cả các hướng: đông, bắc, tây bắc,tây nam, nam; với thế trận tiến công áp đảo này, ta đã tạo được một trong nhữngđiều kiện cơ bản để thắng nhanh, đẩy địch tan vỡ rất nhanh. Đây là một thế trậnrất hiểm dựa trên cơ sở lực lượng rất mạnh của toàn chiến dịch, với cả lựclượng quân sự và chính trị, lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương,trong đó nổi lên là vai trò nòng cốt quyếtđịnh đi trước một bước của các binh đoàn cơ động chiến lược. Đó là thế trậntiến công của chiến tranh nhân dân Việt Nam phát triển lên đỉnh cao.

Trong một thời gianrất ngắn, ta đã kết hợp chặt chẽ việc tập trung lực lượng ưu thế tiêu diệt cácsư đoàn chủ lực của địch, cơ động ở tuyến phòng thủ vòng ngoài và thọc sâu bằngbinh đoàn đột kích lớn cơ giới hóa và trung tâm thành phố đánh chiếm ngay nămmục tiêu quan trọng then chốt nhất đã được lựa chọn: Bộ Tổng tham mưu ngụy,dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất. Đây làsự sáng tạo trong vận dụng cách đánh chiến dịch của ta, khác hoàn toàn với mọicách đánh chiến dịch tiến công trước đó. Ta đã kết hợp ngoài đánh vào, trongđánh ra, kết hợp quả đấm mạnh của các binh đoàn chủ lực với đánh nhỏ nhưng hiểmcủa các lực lượng địa phương, làm cho địch bị phân tán, chia cắt, tổ chức phòngngự của chúng mất hiệu lực và nhanh chóng tan vỡ. Với cách đánh này chẳng nhữngđể dứt điểm nhanh gọn và chắc thắng trong điều kiện hai bên đều có binh lực,hỏa lực mạnh, mà thành phố ít bị tàn phá nhất, đồng bào ít bị thiệt hại nhất vềtính mạng, tài sản và cuộc sống thành phố mau trở lại bình thường.

Chiến dịch đã thựchiện hiệp đồng chặt chẽ giữa nhiều lực lượng, cả binh chủng và quân chủng hiệnđại trên địa bàn rộng lớn. Đây là sự phối hợp ăn ý giữa các binh đoàn chủ lựcvới lực lượng địa phương, giữa bốn hướng tiến công, giữa các binh chủng của mộttập đoàn chiến lược binh chủng hợp thành. Đó là sự hiệp đồng giữa đánh địchtrên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá tuyến phòng ngự cơ bản ở ven đô của địchvới đánh địch bằng binh đoàn thọc sâu vào trung tâm thành phố; giữa cắt đườngbộ với ngăn đường sông, khống chế đường không; giữa tiêu diệt, đánh tan bộ binhthiết giáp với chế áp trận địa pháo binh và bắn phá, ném bom làm tê liệt sânbay địch. Thực hiện được sự hiệp đồng tác chiến như vậy là một bước tiến mới vềnghệ thuật chiến dịch của ta trong chiến tranh cách mạng.

Với chiến dịch tiếncông quyết chiến chiến lược cuối cùng, ta đã kết hợp trên quy mô lớn ba mũigiáp công, tiến công rất mạnh về quân sự với nổi dậy của quần chúng, lấy tiếncông quân sự làm chính, đòn tiêu diệt lớn của khối chủ lực giữ vai trò quyếtđịnh, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp lớn nhất cả quân sự và chính trị,tiến công và nổi dậy để giành toàn thắng trong thời gian ngắn nhất. Đây là sựkết hợp đã đạt đến trình độ nghệ thuật phát triển cao trong chiến tranh giảiphóng, cả quy luật chiến tranh và quy luật khởi nghĩa đều phát huy tác dụng vàluôn tác động lẫn nhau, trong đó quy luật chiến tranh ngày càng giữ địa vị chiphối và quyết định.

Chiến dịch giải phóngSài Gòn, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc Tổng tiến công và nổidậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhândân ta đã được Bộ Chính trị Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam quyết địnhvào ngày 14/4/1975 lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đó chính là vì đại thắnglợi của dân tộc, một chiến công vĩ đại dâng lên Bác Hồ, đồng thời là một chiếncông hiển hách dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ đã đưanhân dân ta đến những chiến công kỳ diệu trong kháng chiến cứu nước và nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảovệ Tổ quốc hiện nay

Theo Nhân Dân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO