Tiêu chí nào cho lễ phục Việt Nam?

27/12/2012 09:52

Vừa qua, Bộ VH, TT&DL đã tổ chức hội thảo “Lễ phục Việt Nam và tiêu chí lựa chọn”. Hội thảo một lần nữa xới lên vấn đề được bàn thảo gần 30 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa thống nhất...

ADQuảng cáo

Vừa qua, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức hội thảo “Lễ phục Việt Nam và tiêu chí lựa chọn”. Hội thảomột lần nữa xới lên vấn đề được bàn thảo gần 30 năm qua nhưng đến nay vẫn chưathống nhất. Và một lần nữa các đại biểu khẳng định sự cần thiết phải có lễ phụcViệt Nam,vấn đề còn lại là xây dựng lễ phục thế nào cho phù hợp.


ADQuảng cáo


Từ xưa đến nay, hầuhết các nước đều có lễ phục riêng, nhất là ở châu Á. Khi nhìn vào lễ phục ngườita có thể nhận biết ngay đó là nước nào. Ở Việt Nam, trong quá khứ chúng ta cũng cólễ phục, thường dùng trong những ngày lễ hội, khánh tiết.

Các cụ ngày xưa đã mặcáo dài, đội khăn xếp. Sau này cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố cũng mặc tươngtự như vậy đứng trong hàng ngũ Chính phủ nhiều người mặc veston. Chủ tịch HồChí Minh đêm giao thừa năm Bính Tuất (1946) cũng mặc bộ áo đen, khăn xếp, quấnthêm cái khăn “phula” vào đền Ngọc Sơn xem nhân dân ăn Tết độc lập đầu tiên rasao.

Dấu hiệu đầu tiên đểphân biệt người của quốc gia, dân tộc này với dân tộc khác là trang phục vàngôn ngữ. Hiện nay, ngôn ngữ của chúng ta đã rõ ràng (kể cả văn tự và chữviết), không thể lẫn với bất cứ ngôn ngữ nào khác. Tiếc rằng, y phục của ngườiViệt ta hiện nay từ nông thôn tới thành thị đều giống nhau, na ná các nước châuÂu, cho nên sự phân biệt giữa các tộc người lại quy về ngôn ngữ và màu da.Trênbình diện rộng hơn, 74 nước trên thế giới đã có lễ phục dân tộc, vì thế ViệtNam là đất nước giàu truyền thống, bản sắc văn hóa cũng rất cần có lễ phục.

Lễ phục khẳng định bảnsắc văn hóa cho nên tiêu chí để xây dựng lễ phục Việt Nam được nhiềuđại biểu quan tâm bàn thảo. Ủng hộ sự cần thiết phải có lễ phục, nhiều ý kiếnđề xuất khai thác lễ phục dùng cho lễ hội Ðền Hùng và lễ phục may tặng các nguyênthủ quốc gia trong Hội nghị APEC năm 2006 để lựa chọn những điểm ưu việt nhất.Còn lễ phục với nữ dựa trên mẫu áo dài truyền thống, cách điệu cho trang trọng.Chất liệu may lễ phục nữ là lụa, áo màu đỏ tía bên trong, phủ lớp đen bên ngoàikết hợp với quần màu đen, tạo sự nền nã, nhã nhặn. Một số ý kiến khác lại chorằng, lễ phục với nam có thể phát triển theo hình mẫu trang phục truyền thống:khăn đóng - áo dài…

Rõ ràng vấn đề lễphục, quốc phục cần được nhìn nhận như là một trong những tiêu chí văn hóa củadân tộc. Bộ VH,TT&DL với vai trò, trách nhiệm của mình cần phải làm ngay,làm thật quyết liệt, đừng vì lý do nào đó mà bàn thảo xong rồi lại bỏ đấy. Hômnay chúng ta không xây dựng được bộ lễ phục phù hợp là chúng ta vừa có lỗi vớitiền nhân, vừa thiếu trách nhiệm với lớp con cháu mai sau.

HoàngThanh (t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiêu chí nào cho lễ phục Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO