Quy định xử lý hành vi phá rừng trái phép theo luật hiện hành

Đặng Hiền| 25/07/2016 10:35

Theo quy định của luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, người nào phá rừng trái phép thì tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

ADQuảng cáo

Xử lý vi phạm hành chính

Điều 20 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định rõ: Người có hành vi chặt phá rừng; đào sới, san ủi, nổ mìn, đào, đắp ngăn nước, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép sẽ bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng.

Ngoài ra, người bị xử phạt còn bị tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện và có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật (theo Điều 28 luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012); buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính (theo Điều 4 Nghị định 157/2013/NĐ-CP).

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi hủy hoại rừng với cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 m2, 5.000 m2 đối với rừng sản xuất,  3.000 m2 đối với rừng phòng hộ và 1.000 m2 đối với rừng đặc dụng... sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại rừng.

Theo đó, người phạm tội hủy hoại rừng có thể chịu mức phạt tù cao nhất lên tới 15 năm, bị phạt tiền 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội theo điều luật này có thể bị xử phạt với mức phạt là 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong 1 số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn tới 5 năm.

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy định xử lý hành vi phá rừng trái phép theo luật hiện hành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO