Quốc hội nghe báo cáo dự thảo Luật Hòa giải cơ sở, thảo luận về Luật Tiếp công dân, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

01/06/2013 12:17

Sáng 31/5, Quốc hội nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hòa giải cơ sở. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, sau 13 năm thực hiện Pháp lệnh hòa giải, tỷ lệ hòa giải đạt cao, vì vậy cần thiết ban hành luật để công tác này ở cơ sở có kết quả cao hơn...

Linh hoạt các hình thức hòa giải

Sáng 31/5, Quốc hội nghe báo cáo củaỦy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hòagiải cơ sở. Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, sau 13 năm thực hiện Pháplệnh hòa giải, tỷ lệ hòa giải đạt cao, vì vậy cần thiết ban hành luật để côngtác này ở cơ sở có kết quả cao hơn.

Dự thảo Luật Hòa giải cơ sở đượctrình Quốc hội thông qua gồm 5 chương, 33 điều đã được tiếp thu, chỉnh lý theocác hướng không điều chỉnh các hình thức hòa giải thích hợp khác của nhân dân ởcơ sở mà quy định theo hướng Nhà nước khuyến khích các hoạt động này để tiếptục duy trì, thúc đẩy các hình thức hòa giải khác nhằm phát huy sức mạnh cũngnhư sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng với hoạtđộng này. Đối với việc bầu hay lựa chọn hòa giải viên, ý kiến của cơ quanchuyên môn của Quốc hội nghiêng về phương án tránh hành chính hóa, phát huy vaitrò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và đơn giản thủ tục. Sau khi UBND xã côngnhận, hòa giải viên phải công bố công khai cho nhân dân biết.

Thảo luận về dự án luật này, nhiều ýkiến cho rằng, cần quy định rõ ràng về những trường hợp cần hòa giải, theo đónhững trường hợp không phải xử lý hình sự, hành chính thì tiến hành hòa giải.Theo đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hóa), về phạm vi hòa giải, dự thảo lần này đãxác định các trường hợp loại trừ là tiếp thu cần thiết. Tuy nhiên, đối với cáctrường hợp tội phạm, hành vi làm nhục người khác, vô ý làm tổn thương ngườikhác.. thì không nên quy định cứng, nên linh hoạt để người dân được hòa giảinếu nạn nhân đồng thuận.

Đại biểu Cao Thị Xuân cũng cho rằng,không nên quy định cứng tội phạm có yếu tố cấu thành hình sự thì không được hòagiải. Thực tế, các hành vi bạo lực gia đình, tội phạm vị thành niên, người códấu hiệu tâm thần… nên cho phép hòa giải nếu các bên thỏa thuận được.

Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm (YênBái) cũng đồng ý phạm vi các vụ được hòa giải theo phương pháp loại trừ, vì ởcơ sở số vụ việc rất đa dạng, nên nếu quy định cứng các trường hợp được hòagiải sẽ khó thực hiện. Nguyễn Thị Thu Hằng (<_st13a_place w:st="on"><_st13a_country-region w:st="on">Nam Định) cũng tán thành, nhữngtranh chấp trong cộng đồng cư dân rất đa dạng, các văn bản pháp luật không thểthống kê hết, vì thế đồng ý phạm vi hòa giải ở cơ sở theo hướng loại trừ.

Về vấn đề bầu hay lựa chọn hòa giảiviên, nhiều ý kiến tán thành bầu hòa giải viên nhưng cần quy định tỷ lệ cứng1/2 hộ gia đình họp để bầu hòa giải viên. Đại biểu Nguyễn Thị Bích Nhiệm chọnphương án bầu và công nhận hòa giải viên.

Nhiều đại biểu khác cũng đồng ýphương án này, vì hòa giải viên phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức tốt, đượccộng đồng công nhận, được Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận. Tuy nhiên,cần đơn giản hóa về quy trình bầu hòa giải viên.

Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Tuấn Dương(Hải Dương), đại biểu Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) lại cho rằng nên lựa chọnđể linh hoạt, tránh hành chính hoạt động này vì hòa giải vốn là việc hoàn toàntự nguyện. Ông Dương cũng đề xuất, nên có khoản tiền bồi dưỡng cho hòa giảiviên khi thực hiện thành công (hoặc không thành công) các vụ hòa giải, trong đónếu hòa giải thành thì mức bồi dưỡng cao hơn.

Cần quy định rõ trách nhiệm tiếp dân của người đứng đầu

Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ vềLuật Tiếp công dân, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Về Luật Tiếp công dân, nhiều đạibiểu đều chung nhận định, nếu làm tốt Luật Khiếu nại tố cáo thì sẽ không cầntới Luật Tiếp công dân, nhưng vì hiện nay công tác khiếu nại tố cáo chưa hiệuquả nên phải có Luật này. Nhiều ý kiến đồng ý với ý kiến của đại biểu Quốc hộiNguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền khitiếp công dân. Chế độ chúng ta là ưu việt, mọi công dân đều có quyền phát biểuý kiến mà mình quan tâm, những việc mà mình bị xâm hại, vì thế luật phải quyđịnh rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền khi tiếp dân, trong khi điều nàyluật chưa rõ nét. Đa số các ý kiến cho rằng, khi công dân đến trụ sở tiếp dân,họ đều có mục đích, nguyện vọng rất rõ ràng, vì thế trách nhiệm của người đứngđầu trong tiếp dân phải hết sức cụ thể. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệmcủa người đứng đầu trong việc trả lời bằng văn bản.

Một số đại biểu cũng cho rằng, khôngcần phải có một bộ máy để tiếp công dân. Vì trách nhiệm giải quyết các vấn đề liênquan đến công dân của các cơ quan đều đã được quy định rõ, tuy nhiên phải cóchế độ chính sách cho những người làm nhiệm vụ tiếp công dân. Những người làmcông tác này phải có đủ tiêu chuẩn, trình độ, đạo đức. Kết quả tiếp dân ảnhhưởng rất nhiều đến công tác khiếu nại tố cáo của công dân. Làm công tác tiếpdân phải có tâm huyết như công tác dân vận, phải lựa chọn kỹ cán bộ làm côngtác tiếp công dân và phải có chế độ chính sách cho họ. Nếu làm tốt công táctiếp công dân, sẽ giải tỏa được rất nhiều bức xúc của người dân.

Đại biểu Đặng Đình Luyến (Khánh Hòa)cho rằng, cần quy định trách nhiệm của các cấp trong việc tiếp dân, tránh khiếunại vượt tuyến. “Cần quy định cách tiếp công dân có hiệu quả, để bảo đảm côngdân đến là được giải quyết các bức xúc, khiếu nại, chứ không phải đến trụ sởtiếp công dân chỉ để gửi được lá đơn kiến nghị. Phải cử những người có tráchnhiệm tiếp công dân”, ông Luyến nói.


Đại biểu Đặng Đình Luyến(Khánh Hòa) phát biểu chiều 31/5


Một thực tế hiện nay, trong tiếpcông dân, người đứng đầu rất ít khi xuất hiện. Nếu người đứng đầu (từ trungương đến địa phương), xuất hiện trong các cuộc tiếp dân thì các bức xúc của dânđược giải quyết nhanh hơn nhiều. Tình trạng hiện nay là trung ương nhận đơn,sau đó chuyển cho địa phương xử lý, đó là lý do khiến việc khiếu nại của dândai dẳng rất nhiều. Ngoài ra, khi luật này ra, từ trung ương đến địa phương sẽ cótrụ sở tiếp dân, vì thế cần sự liên thông giải quyết bức xúc của dân, thốngnhất trong hệ thống tiếp dân. Nếu không làm tốt thì một đơn khiếu nại của dâncó thể được gửi đến tất cả các trụ sở tiếp dân.

Đại biểu Đặng Đình Luyến, đại biểuLê Minh Hiền (Khánh Hòa) đều đề xuất đổi tên thành Luật Tiếp dân.

Về Luật Bảo vệ và kiểm dịch thựcvật, một số đại biểu đánh giá, nội dung luật khá chu đáo dù trình lần đầu. Đạibiểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) đề nghị không nên bố trí cán bộ chuyên trách vềbảo vệ kiểm dịch thực vật, chỉ cần cán bộ phụ trách. Ông cũng cho rằng, luậtquy định còn mờ nhạt trách nhiệm, quyền hạn của UBND các cấp trong việc phòngchống dịch bệnh trên địa bàn.

Về bảo quản thuốc bảo vệ thực vật,đại biểu Minh tán thành quy định kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn,xa trường học, bệnh viện. Tuy nhiên, đề nghị bổ sung quy định khoảng cách antoàn đối với khu dân cư. Bổ sung thuốc không rõ nguồn gốc, không rõ chủ sởhữu.. vào danh mục thuốc bị thu hồi và bị tiêu hủy. “Cần quy định rõ thẩm quyềncủa cơ quan kiểm dịch thực vật. Còn nhiều quy định chung chung, giao cho Chínhphủ, Bộ, kế thừa rất ít những nội dung đã được trải nghiệm trong 12 năm thựchiện Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật”, đại biểu Minh đề xuất.

Nguồn SGGP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội nghe báo cáo dự thảo Luật Hòa giải cơ sở, thảo luận về Luật Tiếp công dân, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO