Quản lý, sử dụng nhà văn hóa cộng đồng: Còn nhiều bất cập

21/11/2012 09:56

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 143 nhà văn hóa cộng đồng (VHCÐ) đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, qua khảo sát mới đây của Ban Dân tộc HÐND tỉnh thì do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hơn một nửa trong số này hiện không hoạt động hoặc hoạt động thiếu hiệu quả, gây lãng phí tiền của Nhà nước...

ADQuảng cáo

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 143 nhà văn hóa cộng đồng(VHCÐ) đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, qua khảo sát mớiđây của Ban Dân tộc HÐND tỉnh thìdonhiều nguyên nhân khác nhau mà hơn một nửa trong số này hiện không hoạt độnghoặc hoạt động thiếu hiệu quả, gây lãng phí tiền của Nhà nước.



Nhà văn hóacộng đồng ở bon Đắk Sắk, xã Đắk Sắk (Đắk Mil) bị bỏ hoang nhiều năm nay


Nhiều công trình bị “lãng quên”

Mục đích của việc đầutư xây dựng nhà VHCÐ là nhằm giải quyết phần nào nhu cầu sinh hoạt văn hóa củađồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhà VHCÐ không những là nơi tổchức các lễ hội văn hóa truyền thống, các hoạt động thể dục, thể thao, giao lưuvăn hóa văn nghệ mà còn là nơi tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân. Thế nhưng, thực tế cho thấy,hiện vẫn còn có khá nhiều nhà VHCÐ trên địa bàn tỉnh sau khi hoàn thành, đưavào sử dụng lại không phát huy được hiệu quả, đang có nguy cơ bị chính các đốitượng thụ hưởng lãng quên.

Ðơn cử như ở xã QuảngPhú (Krông Nô) có 6 nhà VHCÐ đã được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 607triệu đồng, từ các nguồn vốn Trung ương và địa phương. Ðiều đáng nói, trong sốđó đã có tới 3 nhà VHCÐ ở các bon: Phe Ja Ðắk Nuh, Phe Ja Ðắk Doh và RBút từlâu bị bỏ hoang, không hoạt động.

Không chỉ công trìnhnhà mà các trang thiết bị như âm li, bàn ghế được trang bị phần lớn cũng đã bịxuống cấp, hư hỏng trước sự thờ ơ của chính quyền và người dân. Ðược biết, từnăm 2004-2006, toàn huyện Krông Nô được đầu tư xây dựng 20 nhà VHCÐ thì hiện đãcó 8 nhà không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Hơn thế, nhiều nhà VHCÐdường như đã bị lãng quên, xung quanh cỏ mọc um tùm, công trình xuống cấp mà khônghề được duy tu, bảo dưỡng.

Không riêng gì KrôngNô, thực trạng nhà VHCÐ xây dựng xong không được khai thác hiệu quả là khá phổbiến ở các địa phương trong tỉnh. Cụ thể như huyện Ðắk Mil có 8 nhà VHCÐ thì đãcó tới 5 nhà không hoạt động hoặc chỉ hoạt động mỗi năm vài lần khi có hội họpquan trọng. Riêng nhà VHCÐ ở bon Ðắk Mâm, xã Ðắk Sắk thì đã bị bỏ hoang nhiềunăm nay.

Còn ở huyện Tuy Ðứchiện có 27 nhà VHCÐ, nhưng phần lớn đã bị xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả.Các huyện Chư Jút, Ðắk Glong có 46 nhà VHCÐ, thì khoảng hơn một nửa đã bị xuốngcấp, hư hỏng và hoạt động kém hiệu quả. Ðiều đáng buồn là các công trình hàngngày phơi nắng, phơi mưa, nhưng chính quyền các địa phương vẫn không có phươngán nào khả thi để giải quyết, dẫn đến tình trạng vô chủ, mặc sức cho thời tiết,gia súc tàn phá.

ADQuảng cáo

Việc quy hoạch, xây dựng có “vấn đề”

Theo các quyết địnhcủa UBND tỉnh thì nhà VHCÐ là tài sản của bon, buôn; ban chủ nhiệm nhà văn hóacó trách nhiệm quản lý, sử dụng và tổ chức các hoạt động; chính quyền cấp huyện,xã có nhiệm vụ chỉ đạo các cấp, đoàn thể liên quan trong việc sử dụng, bảo vệcông trình, đồng thời bố trí kinh phí để duy tu, sửa chữa, mua sắm trang thiếtbị liên quan. Như vậy, nếu xét về trách nhiệm, thì đây là tài sản không củariêng ai, việc bảo vệ, khai thác trước hết là của chính những người dân, đốitượng thụ hưởng và ban chủ nhiệm nhà văn hóa. Tuy nhiên, đa phần người dân đượchỏi đều cho rằng, do nhiều nhà VHCÐ xây dựng không phù hợp với nguyện vọng củamình nên họ không thấy phải có trách nhiệm, nghĩa vụ để bảo quản.

Theo Ban Dân tộc HÐNDtỉnh thì để xảy ra thực trạng nhà VHCÐ xây xong không được khai thác, sử dụngđúng mục đích, trước hết là do công tác quy hoạch, xây dựng của các địa phươngchưa được thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn của Trung ương và tỉnh.

Cụ thể là chất lượngquy hoạch thấp, thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nướctrong hoạt động đầu tư, khai thác công trìnhđể chấn chỉnh kịp thời. Ðiều này đã được thể hiện ở chỗ có rất nhiều nhà VHCÐxây dựng cách quá xa khu dân cư, đường đi lại khó khăn, điện sinh hoạt khôngcó.

Trong khi đó, lại cónhững nhà VHCÐ được xây dựng quá gần nhau với mật độ chỉ hơn 100 m một nhà.Diện tích xây dựng và diện tích khuôn viên mỗi nhà VHCÐ theo quy định từ 800-1000 m2, nhưng thực tế, nhiều nhà lại có diện tích thấp hơn định mức này rấtnhiều.

Bên cạnh đó, kiếntrúc, kiểu dáng nhà VHCÐ cũng chưa thực sự thích hợp với bản sắc văn hóa vàphong tục, tập quán của từng dân tộc. Hầu hết các nhà VHCÐ được xây dựng theomột khuôn mẫu như nhau nên chưa thu hút được người dân sử dụng, giữ gìn.

Xử lý như thế nào?

Cũng theo Ban Dân tộcHÐND tỉnh thì mấu chốt vẫn là do các cấp, ngành chưa thể hiện hết trách nhiệmcủa mình trong việc đầu tư, quản lý và sử dụng nhà VHCÐ. Ngoài việc xây dựngphần “vỏ”, phần lớn các nhà VHCÐ hiện nay chưa được quan tâm đầu tư hệ thốnghàng rào, sân, công trình vệ sinh và các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt.

Sự thiếu đồng bộ trongđầu tư đã dẫn đến hiệu quả khai thác, sử dụng công trình thấp. Trước khi tiếnhành đầu tư, cơ quan chức năng không tổ chức lấy ý kiến đóng góp từ phía ngườidân về chủ trương, địa điểm xây dựng mà thường thực hiện theo hình thức “chìakhóa trao tay”. Vì vậy, người dân chưa nhận thức đúng, đủ tầm quan trọng vàtrách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhà VHCÐ.

Từ đây cho thấy, vấnđề xử lý những chuyện đã rồi như thế nào để vừa đảm bảo đáp ứng được nhu cầusinh hoạt văn hóa, tinh thần cho người dân, vừa hạn chế thấp nhất tình trạnglãng phí nguồn vốn đầu tư đang là bài toán đặt ra cho chính quyền các cấp. Ðểlàm được điều này, các địa phương cũng cần phân rõ thẩm quyền, trách nhiệmtrong việc đầu tư, khai thác và bảo quản theo chỉ đạo của UBND tỉnh để có cơ sởtham mưu, đề xuất hướng khắc phục.

Bài, ảnh: HàAn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý, sử dụng nhà văn hóa cộng đồng: Còn nhiều bất cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO