Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Vẫn còn nhiều thách thức

15/09/2011 08:11

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số toàn tỉnh có khoảng 510.570 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động khá cao, nhất là độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi chiếm hơn 40% dân số...

ADQuảng cáo

Theosố liệu thống kê năm 2010, dân số toàn tỉnh có khoảng 510.570 người, trong đó,số người trong độ tuổi lao động khá cao, nhất là độ tuổi từ 15 đến 29 tuổichiếm hơn 40% dân số. Đây là lợi thế lớn về nguồn nhân lực trẻ đáp ứng cho nhucầu xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.Tuy nhiên, lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ trên 80% và phần đônglại có trình độ văn hóa thấp và trên 70% số này chưa qua đào tạo tay nghề, caohơn so với bình quân chung cả nước. Trong khi đó, lao động có trình độ, taynghề cao còn quá ít, nhất là khu vực ngoài hệ thống chính trị. Cụ thể, toàntỉnh hiện có khoảng trên 20% lao động có trình độ sơ cấp nghề; trung cấp nghềlà 1,1%; cao đẳng nghề 0,145; trung học chuyên nghiệp 2,31%; cao đẳng 0,145;đại học 2,21%; thạc sỹ 0,026%, tiến sỹ 0,0007%. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động cótrình độ theo vùng, lĩnh vực vẫn còn nhiều bất cập như một số lĩnh vực như ytế, giáo dục thì cơ cấu về lao động đang diễn ra tình trạng mất cân đối giữamột số chuyên ngành đặc thù…

ADQuảng cáo

Để từng bước nâng cao trình độ dân trícũng như mặt bằng lao động có tay nghề, kiến thức chuyên ngành, tỉnh cũng đã đềra nhiều chủ trương, chính sách trong việc thu hút nhân tài, đào tạo nhân lựcnhư ưu tiên chú trọng đầu tư như hệ thống trường lớp trong lĩnh vực giáo dục,triển khai thực hiện các chính sách ưu tiên con em nông thôn vùng sâu, vùng xa,vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo học các trường chuyên ngành, học nghề… Mụctiêu của tỉnh là đến năm 2015, có khoảng trên 70% lao động khu vực nông thônđược đào tạo từ sơ cấp nghề trở lên; nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyênngành; giải quyết tốt cơ cấu lao động có trình độ, tay nghề theo vùng, lĩnhvực, nhất là lao động có trình độ đại học, trên đại học… Tuy nhiên, để thựchiện mục tiêu trên, tỉnh ta cũng đang phải đối mặt với những thách thức trướcmắt cũng như lâu dài. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh vẫn xác địnhbằng các hình thức chủ yếu như đào tạo nguồn nhân lực sẵn có và thu hút nhântài từ các tỉnh, thành khác. Thế nhưng, trong quá trình triển khai thực hiệnthời gian qua cho thấy, hiệu quả mang lại vẫn chưa đạt như mong muốn. Nguyênnhân là vì tỉnh ta có nguồn nhân lực trẻ nhưng phần lớn lại ở khu vực nôngthôn, trong khi hàng năm lại phải “gánh” thêm một số lượng khá đông dân di cưtự do. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 5000 hộ với 24500khẩu là dân di cư tự do; trong số này phần lớn là lao động nông nghiệp và chưaqua đào tạo, thậm chí có cả những đối tượng trong độ tuổi lao động nhưng khôngbiết chữ. Bên cạnh đó, công tác thu hút nhân lực của tỉnh cũng chưa thực sự tạora cú hích cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển; các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, sử dụng ít lao động, chủ yếu là lao động phổ thôngnên chưa hấp dẫn lao động có tay nghề vào tỉnh làm việc…

Từ nhữngnguyên nhân cơ bản trên cho thấy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcđang đặt ra cho tỉnh hàng loạt giải pháp đồng bộ phải thực hiện như đẩy mạnhhơn nữa hoạt động giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động, giải quyết hợp lý,có hiệu quả tình trạng dân di cư tự do cũng như tạo môi trường hấp dẫn trongthu hút nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần triển khai hiệuqủa hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướctrong lĩnh vực giải quyết việc làm, đào tạovà mở rộng các làng nghề truyền thống nhằm đảm bảo định hướng phát triển ngồnnhân lực trước một bước, đáp ứng nhu cầu phát triển chung.

Hà An

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Vẫn còn nhiều thách thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO