Phát triển kinh tế VACR: Góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc

07/05/2010 10:26

Việc xác định được các mô hình sản xuất để đưa vào kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên vùng đất đồi dốc, giải quyết tình trạng thoái hóa đất và tăng thu nhập cho nông dân… là định hướng chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện Đắk Glong...

Việc xác định được các mô hình sảnxuất để đưa vào kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên vùng đất đồi dốc, giải quyếttình trạng thoái hóa đất và tăng thu nhập cho nông dân… là định hướng chiếnlược phát triển kinh tế lâu dài của huyện Đắk Glong. Vì vậy, trong những nămqua, địa phương đã tích cực vận động người dân tham gia các mô hình VACR (vườn,ao, chuồng, rừng) và bước đầu đang mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

Những năm trước đây, ông Nguyễn Lộc ởthôn 8, xã Quảng Khê đã đầu tư công sức, tiền của khai hoang trên 40 ha đất đồiđể trồng cà phê. Nhưng do địa hình ở đây dốc, đất xấu nên phần lớn diện tích càphê trong vườn phát triển kém. Mặc dù gặp phải bất trắc ngay từ đầu, nhưng ôngNguyễn Lộc vẫn không nản chí trong việc thực hiện ước mơ của mình. Năm 2004,ông quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích cà phê để chuyển sang trồng rừng, câyăn quả… Chỉ sau vài năm, trên 40 ha đất của ông đã phủ xanh một mảnh đồi trơitrọi trước đây và vườn cây ăn quả như: cam, quýt đã cho thu nhập gần 400-500triệu đồng mỗi năm. Còn ông K’Lư ở thôn 1, xã Đắk R’măng cũng bắt đầu khởinghiệp từ cây tre lấy măng. Trước đây, phần lớn diện tích đất sản xuất nôngnghiệp của gia đình đều bị thoái hóa, do canh tác lâu năm, nhưng từ năm 2005,gia đình ông được Trung tâm Khuyến nông huyện hỗ trợ giống trồng trên 200 gốctre và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bài bản nên vườn cây không ngừng pháttriển. Theo ông K’Lư thì cây tre lấy măng rất thích hợp với đất đai ở đây, nhucầu tiêu thụ tại chỗ cũng khá thuận lợi nên trồng tre cũng là biện pháp phủxanh đất trống, đồi trọc và giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo. Ngoài trồng tre,ông K’Lư còn trồng cà phê, chăn nuôi heo, bò… Hàng năm, vườn tre của ông chothu hoạch từ 4-5 tấn măng, với giá bán từ 5.000-6.000/kg, mỗi năm ông cũng có thunhập trên 25 triệu đồng và hàng chục triệu đồng từ cà phê, heo, bò. Tương tự,mô hình VACR của bà Phan Thị Chín ở thôn 3, xã Quảng Sơn cũng là một ví dụ điểnhình, với diện tích gần 6 ha, mà trong đó phần lớn là diện tích đất dốc, dễ bịxói mòn, rửa trôi. Trong quá trình sản xuất, bà đã trồng xen cây ăn quả, câyrừng phân tán vào diện tích cà phê và đất nông nghiệp của gia đình. Ngoài việctrồng các loại cây như: keo lai, xoan quanh nương rẫy, bà còn đầu tư làm giàntrồng xen canh gần 4 ha chanh dây trên diện tích cà phê lâu năm. Với phươngpháp này không chỉ làm tăng thêm mật độ che phủ, tạo được sinh quyển hợp lý chocây trồng mà còn giúp bà tăng thu nhập từ cây trồng phụ, tiết kiệm được cônglao động và giảm được một lượng nước tưới đáng kể. Bà Chín cho biết: “Trướcđây, gia đình tôi chỉ trồng độc canh cây cà phê nên thu nhập không cao. Khi ápdụng mô hình vườn ao chuồng cộng với trồng rừng thì nguồn thu nhập đa dạng hơn.Hiện, ngoài trồng cà phê, trồng rừng phân tán, tôi còn nuôi heo, nuôi cá nước ngọt…mỗi năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng”.


Vườn cam, quýt của ông Nguyễn Lộc ở thôn 8, xã Quảng Khê cho thu nhậptừ 400-500 triệu đồng/năm

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp-PTNThuyện thì mặc dù việc áp dụng mô hình vườn đồi hiện nay đối với nông dân vẫncòn gặp khó khăn, do thiếu vốn đầu tư, nhưng trên thực tế, những mô hình VACRđang được bà con thực hiện cho thấy nó đã có tác động tích cực đến môi trường,mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ. Trong đó, biện pháp canh tác xen canhcây trồng được xem là một trong những hình thức sản xuất có nhiều ưu thế, đangđược áp dụng khá phổ biến tại các địa phương trong huyện. Nếu trong những nămtrước đây, việc độc canh một loại cây trồng đã nảy sinh những hạn chế thì hiệnnay, nhiều hộ tiến gần đến việc phá bỏ thế độc canh bằng cách kết hợp các loạicây như: ca cao, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, keo lai, tre lấy măng vào diệntích cà phê, hồ tiêu… Để giúp nông dân sản xuất hiệu quả, hàng năm, ngành Nôngnghiệp huyện đã thực hiện nhiều chương trình thiết thực như: mô hình nâng caokỹ thuật canh tác giống cây, con; cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; ápdụng thâm canh tổng hợp (3 giảm, 3 tăng); mô hình đa dạng hóa nguồn thu nhậptrong hệ sinh thái vườn, ao, chuồng; mô hình thâm canh đa dạng hóa cây trồng...Chỉ sau một vài năm các mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổicách nghĩ, cách làm của người dân và tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xãhội ở địa phương.

Theo UBND huyện thì từ những cách làm nhưtrên, cho thấy việc cải tạo đất trống, đồi trọc là khả năng có trong tầm taycủa người dân nhưng để thực hiện đồng bộ, đòi hỏi các ngành hữu quan cần có sựvận động, hướng dẫn một cách cụ thể, trực quan, đồng thời hỗ trợ giống cây, đầutư kỹ thuật để nhà nông từng bước làm quen với phương pháp sản xuất “thân thiệnvới môi trường”.

Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển kinh tế VACR: Góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO