Nuôi trồng thủy sản vẫn chưa phát huy hết tiềm năng

11/03/2011 08:52

Trong những năm qua, các ngành chức năng, địa phương và người dân trong tỉnh đã bước đầu chú ý tới phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên việc đầu tư về cơ sở vật chất, con giống cũng như phổ biến các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường...

ADQuảng cáo

Trong những năm qua, cácngành chức năng, địa phương và người dân trong tỉnh đã bước đầu chú ý tới pháttriển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên việc đầu tư về cơ sở vật chất, con giốngcũng như phổ biến các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường… đểnông dân, doanh nghiệp có thể phát huy hết những tiềm năng lợi thế về diện tíchmặt nước, điều kiện nhiệt độ vẫn chưa được chú ý đúng mức.

Gia đình ông Nguyễn Đức Quy ở thôn 4, xãQuảng Tân (Tuy Đức) từ năm 2010 đã triển khai hơn 3 sào ao để nuôi cá thươngphẩm theo sự hướng dẫn và hỗ trợ một phần kinh phí của Trạm Khuyến nông huyện.Tham gia mô hình, ông đã được tập huấn nâng cao kiến thức về cách nuôi, chămsóc, phòng bệnh đối với các loại cá nước ngọt khác nhau. Sau hơn 5 tháng nuôi,với 1000 con cá giống chép, diêu hồng, trắm cỏ, ông thu được trên 800 kg cáthịt. Sau khi trừ các khoản hỗ trợ của Nhà nước, chi phí bỏ ra, ông cũng có lãigần 14 triệu đồng. Đây là mức thu nhập đáng kể đối với một nông dân nghèo nhưông, đặc biệt còn giúp gia đình giảm áp lực mất mùa, thiếu đói do chỉ trông chờvào một loại cây trồng duy nhất là khoai lang. Nhưng khi đề cập đến việc duytrì lâu dài nghề nuôi cá, ông Quy cho biết: “Mặc dù hiện nay, tôi đã nắm tươngđối vững về các kỹ thuật nuôi các loại cá nước ngọt thông thường nhưng để pháttriển cũng gặp khó khăn vì hiện tại huyện cũng như trong tỉnh không có các địachỉ cung ứng cá giống uy tín. Muốn đầu tư, tôi phải mua giống ở Đắk Lắk hoặc ởcác tỉnh miền Tây, cá mua về dễ bị bệnh, chết do vận chuyển xa, môi trường nuôikhác nhau”.


Nông dân huyện Tuy Đức vẫn chưa mặn mà với việc nuôi trồng thủy sản

ADQuảng cáo
ADQuảng cáo

Mặc dù ý thức được việc nuôi cá cũng manglại cho gia đình một nguồn lợi nhuận khá lớn nhưng gia đình chị Cao Thị Trang,thôn Thanh Nam, xã Ea Pô (Chư Jút) vẫn không thể coi đó là một nghề thườngxuyên. Nguyên nhân chính là do nguồn nước không ổn định lại luôn bị cạn kiệtvào mùa khô, cộng với việc không có hệ thống thủy lợi để lấy nước vào và xả ranên ao thường bị tù đọng, ô nhiễm, cá bị nhiễm bệnh. Chị Trang cho biết: “Để cóđược 4 sào ao, gia đình tôi đã đầu tư hơn chục triệu đồng để thuê máy đào nhưngchỉ được khoảng 3 năm đầu cá lớn nhanh, mỗi năm cũng cho thu nhập từ 5-7 triệutiền lãi. Hiện nay, cá thả xuống không lớn nổi nên vợ chồng chỉ thả vài kýgiống để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày trong gia đình. Ao cá do khôngđược tu bổ nên đã sụp lở bờ, cây cối mọc um tùm”. Theo ông Lê Văn Công, TrưởngPhòng Nông nghiệp- PTNT huyện Chư Jút thì địa phương có diện tích mặt nước phụcvụ nuôi trồng các loại thủy sản khá lớn là hơn 300 ha, đây là một tiềm năng màđịa phương vẫn chưa thể phát huy hết. Hiện tại, bên cạnh vấn đề con giống thìviệc có được một nguồn nước ổn định, cộng với hệ thống thủy lợi cho phát triểnthủy sản vẫn là yêu cầu bức thiết của người chăn nuôi. Bà con vẫn dựa vào nguồnnước tự nhiên là chính nên luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro. Vì thế, trong nhữngnăm qua, thu nhập từ nuôi trồng thủy sản chỉ đóng góp tỷ lệ nhỏ và không ổnđịnh.

Để khắcphục những tồn tại nói trên, thực hiện mục tiêu về phát triển nền nông nghiệpchất lượng cao, trong chương trình công tác năm 2011 của Sở Nông nghiệp- PTNT,nhiệm vụ phát huy tiềm năng về nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã được coi là mộthoạt động trọng tâm. Ông Nguyễn Đức Luyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT chobiết: “ Trong những năm gần đây, thông qua các các chương trình như mục tiêuquốc gia, khuyến nông- khuyến ngư quốc gia, khuyến nông thường xuyên, ngànhnông nghiệp của tỉnh đã đẩy mạnh triển khai các mô hình nuôi các loại thủy sảnnước ngọt. Trong đó, nhiều mô hình đã được bà con học tập, nhân rộng như nuôicá diêu hồng, rô phi, rô đồng, cá chép thương phẩm đã bước đầu mang lại hiệuquả. Tuy nhiên, những lợi thế sẵn có của tỉnh về diện tích mặt nước, điều kiệnnhiệt độ mát mẻ phù hợp cho việc thâm canh các loại cá theo qui mô lớn, cá đặcsản vẫn chưa được phát huy”. Cũng theo ông Luyện để giải quyết vấn đề này, đồngthời giúp bà con có thể gắn bó lâu dài được với nghề nuôi trồng thủy sản, thìngành đang đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác quy hoạch thủy sản tỉnh Đắk Nông.Trong đó, cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn thì Trung tâmGiống thủy sản tỉnh sẽ ra đời với mục đích sản xuất, cung ứng và bảo tồn cácloại gen, giống cá quý hiếm trên địa bàn như các lăng đuôi đỏ, các mõm trâu…Bên cạnh công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất thủysản, Trung tâm còn là nơi tiếp nhận, tranh thủ tốt nguồn vốn của các chươngtrình, tổ chức nước ngoài, Trung ương nhằm đưa nuôi trồng thủy sản từ hình thứcnhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang hình thức hàng hóa. Thực hiện tốt quy hoạch về pháttriển thủy sản của tỉnh cũng đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả diện tích mặtnước ao hồ tự nhiên vốn có lâu nay cộng với diện tích mặt nước từ các công trìnhthủy lợi, thủy điện trong tỉnh vào mục tiêu phát triển bền vững nghề cá, gópphần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Theo đó, kế hoạch trước mắt lànăm nay, toàn tỉnh sẽ đạt hơn 900 ha diện tích nuôi trồng với sản lượng thủysản gần 2.250 tấn. Hy vọng, với những động thái tích cực của ngành chức năng,trong thời gian tới, nuôi trồng thủy sản thật sự trở thành động lực thúc đẩynông nghiệp tỉnh đi lên.

Bài, ảnh:Hồng Thoan


ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nuôi trồng thủy sản vẫn chưa phát huy hết tiềm năng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO